Mục lục
1. Một số thông tin cơ bản về củ cà rốt
Cà rốt là một loại rau có củ, với tên khoa học là Daucus carota, được coi là loại thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Loại thực vật này khi nhai có vị giòn, ngọt và chứa thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, dồi dào. Đặc biệt, cà rốt là nguồn dự trữ đáng kể beta – carotene, chất xơ, vitamin K, kali và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe nói chung và sự phát triển của trẻ nhỏ đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học. Chúng là loại thực phẩm có lợi cho quá trình giảm cân và có liên quan mật thiết đến lượng cholesterol tích tụ trong máu. Đồng thời đây cũng là thực phẩm không thể thiếu giúp trẻ phòng ngừa các bệnh liên quan đến thị lực.
Ngoài ra thành phần beta – caroten trong cà rốt còn là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
Thông thường chúng ta chỉ biết đến loại cà rốt có màu cam bắt mắt, mà không biết rằng chúng còn có nhiều màu sắc khác như vàng, trắng, đỏ, tím…
Cà rốt màu cam truyền thống là do trong thành phần có hàm lượng lớn beta – carotene, chất có thể chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể.
Cà rốt có nhiều màu sắc bắt mắt
2. Trong củ cà rốt có chất gì và lợi ích với sức khỏe đối với trẻ nhỏ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cà rốt là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển cho trẻ nhỏ, nhờ vào các thành phần chủ yếu dưới đây:
2.1. Carbohydrate (chất đường bột)
Cà rốt có thành phần chủ yếu là nước chiếm khoảng 90% và carbohydrate (carb).
Lượng carb trong cà rốt chủ yếu là tinh bột và đường, chẳng hạn như đường sucrose và glucose. Đặc biệt cà rốt là loại rau củ có chỉ số đường huyết rất thấp (chỉ số GI), đây là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn, chỉ số GI càng cao nguy cơ đường màu tăng khó kiểm soát càng cao.
Ngoài ra, chỉ số tải lượng đường huyết (Glycemic Load ) của cà rốt chỉ dao động trong khoảng từ 16 – 60, thấp nhất ở cà rốt sống và tăng thêm một chút ở cà rốt nấu chín, cao nhất ở nước ép cà rốt nguyên chất.
Việc ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc tiểu đường.
Vì thế, cà rốt là món ăn phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người cao tuổi, bao gồm cả người có bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao…
Trong 100g cà rốt tươi có khoảng 9,6g carbohydrate
2.2. Chất xơ
Cà rốt được coi là nguồn cung cấp chất xơ tương đối tốt, ví dụ một củ cà rốt cỡ trung bình (khoảng 61g) sẽ cung cấp khoảng 2g chất xơ. Trong đó, pectin là dạng chủ yếu của chất xơ hoà tan có trong cà rốt.
Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em, cụ thể như sau:
Làm chậm quá trình chuyển hoá đường và tinh bột, từ đó hạn chế sự tăng đường máu đột ngột sau bữa ăn.
Chất xơ có thể hấp thu các vi sinh vật gây hại trong ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp quá trình tiêu hoá của trẻ diễn ra dễ dàng hơn.
Các chất xơ không hòa tan giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol “xấu” từ đường tiêu hoá vào máu, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.
Làm giảm và cải thiện tình trạng táo bón hay gặp ở trẻ nhỏ, hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hoá.
2.3. Vitamin và khoáng chất khác
Bên cạnh các thành phần như carb và chất xơ, cà rốt còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất vô cùng dồi dào và đa dạng. Đặc biệt là vitamin A (dưới dạng beta – carotene), vitamin B7 (Biotin), vitamin K1, kali và vitamin B6.
Vai trò của các vitamin và khoáng chất này đối với sự phát triển của bé như sau: bao gồm:
Vitamin A: Cà rốt là nguồn dự trữ vitamin A dồi dào, chủ yếu dưới dạng tiền chất beta – carotene, chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể. Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác của trẻ và hoàn thiện hệ miễn dịch.
Biotin: Là một vitamin nhóm B, trước đây được gọi là vitamin H, đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất béo và chất đạm.
Vitamin K1: Đây là một vitamin quan trọng cho quá trình điều hoà đông máu và làm xương chắc khỏe hơn.
Kali: Đây là một khoáng chất cần thiết, đặc biệt cho việc kiểm soát huyết áp.
Vitamin B6: Là một vitamin nhóm B khác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể.
Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào
2.4. Các chất hữu cơ khác
Ngoài những chất dinh dưỡng nêu trên, tác dụng của cà rốt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ còn được quyết định các hợp chất hữu cơ.
Trong đó, beta – caroten là hợp chất được biết đến nhiều nhất. Đây đều là những chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng cải thiện chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt về hiệu quả hấp thu trong quá trình chuyển hoá. Ví dụ nếu ăn cà rốt cùng chất béo có thể giúp trẻ hấp thụ nhiều beta – carotene hơn.
Dưới đây là một số hợp chất hữu cơ được tìm thấy nhiều trong cà rốt và lợi ích của chúng:
Beta – carotene: Đây là lý do cà rốt thường có màu cam sặc sỡ, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A, một trong nhóm vitamin cần thiết và quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Khả năng hấp thụ của beta – carotene sẽ tăng lên khi cà rốt được nấu chín.
Alpha – carotene: Là một tiền chất khác của vitamin A, có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Lutein: Đây là một chất chống oxy hoá phổ biến trong cà rốt, chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt màu vàng và màu cam. Chúng là thành phần quan trọng cho sức khoẻ mắt của trẻ.
Lycopene: Là chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong nhiều loại rau và trái cây có màu đỏ, bao gồm cả cà rốt cam, đỏ, tím. Chất này có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh lý tim mạch.
Polyacetylene: Đây là một hoạt chất sinh học đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh có thể phòng chống bệnh bạch cầu và sự phát triển của tế bào ung thư.
Anthocyanin: Hoạt chất này được tìm thấy trong củ cà rốt, là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp ngăn ngừa tác hại của gốc tự do.
Như vậy, cà rốt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng vô cùng đa dạng và cần thiết, đặc biệt là beta – carotene đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ.
3. Bảng thành phần chất dinh dưỡng trong cà rốt
Như đã trình bày ở trên, hàm lượng nước trong cà rốt có thể dao động khoảng từ 85 – 95%, tiếp đến là carbohydrate chiếm khoảng 10%. Cà rốt thường chứa rất ít chất béo và protein.
Một củ cà rốt cỡ trung bình (khoảng 61g) chưa qua chế biến chứa 25 calo và chỉ khoảng 4g carb tiêu hoá được.
Thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong 100g cà rốt tươi
Hai củ cà rốt khoảng 100g có thành phần tham khảo như sau:
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bản trả lời câu hỏi trong cà rốt có chất gì và tác dụng của từng chất đối với sức khỏe của trẻ em. Vì thế đây là loại thực phẩm cần được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn của trẻ.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc
Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).
Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.
Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com