Mục lục
1. Các thông tin cơ bản về trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo độ tuổi thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn. Trong đó chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trẻ thấp còi, đặc biệt là không cung cấp đủ chất đạm và năng lượng cần thiết.
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi nếu không được phát hiện và có các giải pháp khắc phục phù hợp có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Thấp còi khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, các phản xạ với cuộc sống hàng ngày kém linh hoạt.
Gây suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Giảm khả năng vận động thể lực, sự tương tác của trẻ với mọi thứ xung quanh, nhất là trong giai đoạn đến trường.
Thấp còi cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của suy dinh dưỡng, thấp còi, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này, từ đó có biện pháp phù hợp.
Thấp còi có thể khiến trẻ bị mặc cảm, tự ti với các bạn cùng độ tuổi
2. Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thấp còi
Trẻ thấp còi nên bổ sung gì là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ có con bị thấp còi vô cùng quan tâm. Đối với trẻ thấp còi, mẹ nên áp dụng một số nguyên tắc trong bữa ăn hàng ngày như sau:
Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 5 nhóm chất bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng, trong đó cần tăng lượng chất đạm trong khẩu phần ăn.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong cùng một bữa, thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và nhiều bữa phụ.
Nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, tăng dần lượng thức ăn để hệ tiêu hoá của trẻ có thời gian thích nghi.
Áp dụng thực đơn nhiều calo hơn so với trẻ bình thường, đồng thời mẹ cũng nên tham khảo nhiều cách chế biến món ăn đa dạng, giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Bữa ăn phụ hàng ngày là rất cần thiết với trẻ bị thấp còi
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi theo độ tuổi
Trẻ thấp còi nên bổ sung gì để cải thiện cân nặng, chiều cao? Điều này còn phải phụ thuộc vào độ tuổi của từng bé. Vì mỗi độ tuổi sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, cụ thể như:
Trẻ 6 tháng tuổi: Song song với bú sữa mẹ, cần bổ sung thêm 1 bữa bột loãng.
Trẻ từ 7-9 tháng tuổi: Cần 2-3 bữa bột đặc, cùng với sữa mẹ và sữa công thức.
Trẻ từ 10-12 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ cần ăn thêm 3-4 bữa bột đặc.
Trẻ từ 1-2 tuổi: Cần ăn thêm 4-5 bữa/ngày, cùng với khoảng 500 ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Lưu ý: Ở giai đoạn cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu với bột loãng và trứng, sau đó mới tăng dần lượng chất dinh dưỡng như thịt, cá, dầu hoặc mỡ động vật, cà rốt, ngô…
Khi bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc
Mẹ cũng nên thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích cảm giác ngon miệng quả bé, theo dõi khẩu vị của bé để lên thực đơn phù hợp nhất.
Đối với trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, mẹ cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ phát triển chiều cao tối đa. Nhu cầu về năng lượng của trẻ trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Năng lượng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn dậy thì: Trong giai đoạn này, trẻ cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đủ no và đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu là bé trai nhu cầu dinh dưỡng khoảng 2100 – 2800 kcal/ngày và 1900 – 2300 kcal/ngày nếu là bé gái.
Lượng protein (chất đạm) cần thiết: Nhu cầu protein cho bé trai là 50-70g/ngày và nữ là 50-60g/ngày. Đây là thành phần quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng, tránh bị thấp còi, suy dinh dưỡng.
4. Trẻ thấp còi nên bổ sung gì để hết thấp còi?
Sau đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết mà ba mẹ cần bổ sung hàng ngày cho con khi trẻ có tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng:
Chất béo: Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể trẻ, tham gia vào quá trình hoà tan và hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên mẹ nên chú ý cần đối lượng chất béo động vật/thực vật là 70/30.
Sắt: Một trong những loại chất khoáng vô cùng quan trọng, là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu, các enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể… Nhu cầu sắt của trẻ trong giai đoạn vị thành niên là khoảng 11-17mg/ngày với nam và 11-29mg/ngày đối với nữ. Các thực phẩm giàu sắt có thể bổ sung cho trẻ là thịt bò, tiết, trứng gà…
Canxi: Là thành phần cấu tạo lên hệ xương, răng chắc khỏe nên canxi là khoáng chất không thể thiếu khi các mẹ thắc mắc “trẻ thấp còi nên bổ sung gì?” Trong quá trình phát triển, trẻ cần một lượng lớn canxi để phát triển chiều cao tối đa. Các thực phẩm giàu canxi nên bổ sung cho trẻ thấp còi bao gồm sữa bò, trứng, tôm, cua, đậu nành, các loại rau có màu xanh đậm.
Kẽm: Vi chất này là thành phần quan trọng trong sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ, từ đó gây ra tình trạng biếng ăn. Những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho trẻ như lươn, hàu, gan lợn, sữa, cá, hạt điều, hạnh nhân…
Vitamin A: Là một trong 9 loại vitamin thiết yếu của cơ thể, cần được bổ sung hàng ngày. Trẻ rất cần vitamin A để phát triển bình thường, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Các bổ sung vitamin A an toàn và hiệu quả nhất chính là thông qua chế ăn, với các loại thực phẩm sau: gan, trứng, sữa, cà chua, ớt chuông, rau xanh…
Vitamin D: Đây là thành phần có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu canxi từ thức ăn vào máu qua ruột non, đồng thời giúp kiểm soát tăng trưởng tế bào. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân dẫn đến thấp còi, suy dinh dưỡng thường gặp. Những thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm: cá, trứng, sữa, đậu nành, nấm, dầu gan cá…
Vitamin C: Vi chất này có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt, canxi và acid folic, bên cạnh đó nó còn là thành phần quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thành mạch. Một số thực phẩm giàu vitamin C, mẹ có thể bổ sung cho trẻ như trái cây họ cam quýt, ổi, đu đủ, ớt chuông, xoài, kiwi…
Bữa ăn của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp các bậc phụ huynh trả lời trẻ thấp còi nên bổ sung gì. Có thể nói chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Thế nên ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ và đa dạng các nhóm chất cho bé con của mình nhé.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc
Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).
Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.
Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com