Thiếu vitamin B1 gây ra bệnh gì? Giải pháp khắc phục

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Vitamin B1 là một loại vitamin quan trọng, rất cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây ra nhiều vấn đề như tê phù, ảnh hưởng thần kinh… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về tình trạng thiếu vitamin B1.

1. Tổng quan về vitamin B1

Vitamin B1 còn có tên gọi khác là thiamine - vitamin được tìm thấy đầu tiên. Vitamin B1 tan được trong nước, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Có thể tìm thấy vitamin B1 nhiều trong một số loại thực phẩm như vỏ gạo trắng, các loại ngũ cốc, đậu, thịt bò… Vitamin B1 bị biến đổi khí ở nhiệt độ cao, do đó nên lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm không nấu quá kỹ để tránh làm mất vitamin B1.

2. Những bệnh thường gặp khi thiếu vitamin B1

Mặc dù có nhiều trong ngũ cốc nhưng tình trạng thiếu vitamin B1 vẫn xuất hiện nhiều trên toàn thế giới. Nếu cơ thể thiếu B1 trong thời gian dài có thể dẫn tới những bệnh sau:

  • Bệnh Beri-beri: đây là bệnh thường gặp khi cơ thể thiếu vitamin B1. Có 2 dạng Beri-beri đó là tê phù khô và tê phù ướt. Thiếu vitamin B1 dẫn đến tổn thương dây thần kinh là tê phù kô. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Nếu thiếu hụt vitamin B1 cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn, tim mạch dẫn tới bệnh dẫn đến bệnh Beri-beri dạng tê phù ướt.

  • Bệnh não Wernicke: đây là bệnh gây nên khi thiếu hụt vitamin B1 ảnh hưởng tới não bộ. Người bệnh phải đối mặt với các tình trạng như suy giảm trí nhớ; rối loạn tâm thần, nhân cách; trầm cảm, các bất thường ở mắt… Điều trị các trường hợp này cần phối hợp cả uống thuốc chứa B1 và thực hiện chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin B1.

Bệnh Beri-beri do thiếu vitamin B1


Thiếu vitamin B1 nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy ứ huyết, giãn cơ tim, tâm thần… Một số trường hợp nặng có thể đe dọa tới tính mạng.

3. Các triệu chứng khi thiếu vitamin B1

Vitamin B1 có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là quá trình sinh trưởng và hoạt động của các tế bào. Do đó khi thiếu vitamin B1, có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Chán ăn, người gầy sút: theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Thiếu vitamin B1 ảnh hưởng lên trung tâm bão hòa ở não bộ làm cơ thể có cảm giác no ngay cả khi bạn không ăn uống gì. Do đó bạn sẽ cảm thấy chán ăn. Tình trạng này nếu diễn biến kéo dài rất nguy hiểm, có thể dẫn tới suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

  • Buồn nôn và nôn: một số trường hợp đã ghi nhận có cảm giác buồn nôn và nôn khi cơ thể thiếu vitamin B1. Tuy nhiên tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu hụt vitamin B1 bẩm sinh.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể: hiện tượng này có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo từng mức độ thiếu hụt khác nhau do ăn kém, thiếu chất. Vitamin B1 là một trong những chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn chứa carbohydrate, chất béo, protein… để tạo năng lượng cho các hoạt động sinh trưởng và thực hiện chức năng của tế bào. Do đó khi thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến tình trạng tế bào bị “đói năng lượng” làm cơ thể mệt mỏi. Khi tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể dẫn tới kiệt sức bất cứ lúc nào. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lao động nặng.

  • Mất tập trung, tinh thần bất ổn: thiếu vitamin B1 làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, do đó xảy ra hiện tượng mất tập trung, dễ kích động, cáu gắt, buồn bã, thất vọng… Các triệu chứng này có thể diễn biến từ nhẹ tới trầm trọng tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt vitamin B1. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì các triệu chứng có thể thuyên giảm trong vài tuần.

  • Yếu cơ: đây là triệu chứng thường gặp khi thiếu vitamin B1 và một số bệnh lý khác.

  • Phản xạ kém: vitamin B1 có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Do đó khi thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh vận động, dẫn đến khả năng phản xạ với các biểu hiện như không thấy phản xạ của các gân gót, gân cơ nhị đầu… Nếu thiếu vitamin B1 trầm trọng có thể khó khăn trong vận động, ngay cả việc đi lại bình thường.

  • Mắt kém, thị lực giảm sút: một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mờ mắt là do thiếu vitamin B1. Bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác khó chịu, sưng mí mắt. Bệnh không được điều trị kịp thời rất nguy hiểm, có thể gây mù vĩnh viễn. Nếu được bổ sung vitamin B1 kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần biến mất.

  • Rối loạn nhịp tim: tim hoạt động bình thường được biểu hiện bởi nhiều chỉ số, trong đó có nhịp tim. Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Thiếu vitamin B1 thường làm tim đập chậm hơn do thiếu năng lượng. Đã có nhiều nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin B1 trên động vật thí nghiệm là chuột chứng minh hiện tượng này. Khi nhịp tim chậm có thể đi kèm với cảm giác chóng mặt, có thể dẫn tới ngất xỉu.

  • Khó thở: vì tham gia vào chức năng hoạt động của cơ tim nên khi thiếu vitamin B1 có thể dẫn tới tình trạng suy tim gây khó thở. Những người lao động nặng, lao động gắng sức thiếu vitamin B1 thường có nguy cơ bị khó thở cao, nhiều trường hợp không phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Nhận thức giảm: khi ăn uống không đủ chất, thiếu vitamin B1 làm người bệnh rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức và trí nhớ, không tập trung, thậm chí mê sảng.

  • Tê bì, đau nhức chân tay: do hệ thống dây thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng khi thiếu vitamin B1 dẫn tới hiện tượng tê bì chân tay. Đây còn gọi với tên khác là dị hiện tượng dị cảm. Người bệnh có cảm giác tê đau hoặc như có kim châm, kiến cắn râm ran dọc theo các đám dây thần kinh ở tay, chân. Thông thường những triệu chứng này xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu của tình trạng thiếu vitamin B1.

Thiếu vitamin B1 gây yếu cơ

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1

Thiếu vitamin B1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên những đối tượng thường gặp tình trạng này là:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cho con bú có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.

  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng bẩm sinh, trẻ sinh non.

  • Trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng.

  • Người ăn uống thiếu khoa học, người có thói quen ăn ngũ cốc xát kỹ không còn vỏ, đồ ăn chế biến sẵn. Ăn nhiều hải sản sống, uống trà, cà phê… cũng làm giảm sự hấp thu vitamin B1.

  • Người bệnh được bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

  • Người nghiện rượu lâu ngày.

  • Người ăn kém do bất cứ nguyên nhân nào.

  • Người đang thực hiện chế độ giảm cân thiếu khoa học, nhịn đói kéo dài.

  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

  • Người vận động, các vận động viên tập luyện quá mức làm cơ thể sử dụng nhiều vitamin B1 mà chế độ ăn không bù lại đủ lượng vitamin B1 cần thiết.

5. Tại sao xảy ra tình trạng thiếu vitamin B1

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin B1 liên quan đến việc giảm cung cấp, giảm hấp thu và tăng nhu cầu sử dụng hoặc mất vitamin B1 do một số bệnh lý mắc phải. Những nguyên nhân thường gặp đó là:

  • Ăn uống kém, không đủ chất: nhìn chung thì tình trạng thiếu vitamin B1 xuất hiện trên toàn thế giới chủ yếu là do ăn uống không khoa học, không cung cấp đủ lượng vitamin B1 cần thiết cho cơ thể, xảy ra nhiều ở các nước kém phát triển. Đặc biệt là thói quen ăn ngũ cốc, gạo xát kỹ, bỏ hết phần vỏ bên ngoài vì vitamin B1 chủ yếu tập trung ở phần vỏ này. Chế biến thực phẩm không đúng cách, nếu quá kỹ làm vitamin B1 bị biến đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn nhiều các sản phẩm chứa B1 nhưng cơ thể vẫn bị thiếu B1. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, đặc biệt trên những bệnh nhân nghiện rượu cũng gây nên thiếu vitamin B1.

  • Kém hấp thu, suy dinh dưỡng: mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể không hấp thu được do thiếu một số enzym chuyển hóa thức ăn hoặc do một vài nguyên nhân khác. Điều này không chỉ gây thiếu hụt vitamin B1 mà bệnh nhân còn bị thiếu dinh dưỡng, cần được điều trị bổ sung kịp thời.

  • Bệnh tiêu chảy, nôn: một lượng lớn vitamin B1 có trong thức ăn bị đào thải ra ngoài khi người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn, dẫn tới tình trạng thiếu vitamin B1.

  • Sử dụng thuốc lợi niệu và các liệu pháp thay thế thận: có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B1 theo đường tiểu.

  • Hội chứng cường giáp cũng dễ dẫn đến thiếu vitamin B1 nếu không được bổ sung đầy đủ.

  • Đột biến gen: SLC19A2 là một loại gen tham gia vào quá trình vận chuyển vitamin B1. Nếu thiếu gen này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 đi kèm với các bệnh ký như đái tháo đường, thiếu máu… 

6. Cần làm gì khi thiếu vitamin B1

Các bệnh lý xảy ra do thiếu vitamin B1 có thể được chữa khỏi và người bệnh có khả năng phục hồi tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim có thể được cải thiện nhanh trong vòng 24 giờ khi bổ sung vitamin B1. Sau đây là một số phác đồ điều trị thiếu vitamin B1:

  • Thiếu vitamin B1 gây ra các vấn đề tim mạch hoặc thần kinh cấp tính: tiêm tĩnh mạch 200mg thiamine hoặc sử dụng thuốc đường uống. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tiêm bắp 50mg thiamine trong 4 ngày đầu tiên, sau đó chuyển sang dùng thuốc đường uống. Khi các triệu chứng thiếu vitamin B1 giảm dần thì người bệnh nên giảm liều uống 10mg thiamine mỗi ngày cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

  • Thiếu vitamin B1 dẫn tới bệnh não Wernicke: truyền tĩnh mạch 500mg thiamine (truyền 30 phút) trong 2 ngày đầu, mỗi ngày truyền 3 lần. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 thì giảm liều xuống còn 250mg thiamine.

  • Bổ sung vitamin B1 qua đường ăn uống: dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 như thịt bò, đậu, ngũ cốc…

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 giúp cải thiện các triệu chứng do thiếu vitamin B1 gây ra 

7. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin B1

Tình trạng thiếu vitamin B1 có thể được ngăn ngừa nếu bạn thực hiện theo một số những lưu ý sau:

  • Bổ sung vitamin B1 ở dạng thuốc hoặc thực phẩm bổ trợ cho những người nghiện rượu.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá…

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com