Mục lục
1. Đặc điểm quá trình phát triển chiều cao của trẻ
Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em diễn ra liên tục cho đến khi trường thành. Tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, trong đó có những thời điểm vàng chiều cao trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng.
Cụ thể, trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì – dậy thì là những khoảng thời gian chiều cao của bé tăng lên nhanh chóng. Sau 5 năm đầu đời sự tăng trưởng sẽ chậm lại và tăng lên theo từng thời kỳ nhất định.
Quá trình tăng chiều cao của trẻ chủ yếu kéo dài đến tuổi vị thành niên, theo đó các bé gái sẽ tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn từ 8 – 13 tuổi và các bé trai sẽ trong khoảng 10 – 15 tuổi. Sau giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ không có nhiều sự thay đổi.
Để đảm bảo bé không bị thấp so với tiêu chuẩn, bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ và dạy con những thói quen sống lành mạnh trong từng giai đoạn. Thông thường, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển chiều cao khác nhau và gần như không cao thêm sau tuổi dậy thì.
Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ diễn ra liên tục cho đến tuổi trưởng thành
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ em
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao của con người bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Thông qua việc hiểu rõ các yếu tố này, cha mẹ có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa bé bị thấp so với tiêu chuẩn, phù hợp với con mình nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ bao gồm:
Di truyền từ gia đình: Theo các nhà khoa học, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ gen di truyền, nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội thì nhiều khả năng con sinh ra cũng sẽ cao lớn và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều gia đình bố mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng con cái vẫn cao lớn nhờ vào chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt…
Giới tính: Đa phần con trai sẽ có cao hơn con gái từ vài cm cho đến vài chục cm. Trong quá trình tăng trưởng chiều cao, các bạn nữ thường phát triển ngay khi bước vào giai đoạn dậy thì, còn các bạn nam phải đến cuối giai đoạn dậy thì chiều cao mới thực sự tăng lên mạnh mẽ.
Chế độ ăn: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày quyết định đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra những hạn chế về mặt chiều cao trong tương lai. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cho trẻ bao gồm: Canxi, Vitamin D3, MK7 (Vitamin K2), Kẽm, Magie…
Chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền
Sức khỏe của trẻ: Nếu trẻ mắc những căn bệnh mạn tính có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé, ví dụ như các căn bệnh rối loạn nội tiết (bệnh tuyến giáp, thiếu hormone tăng trưởng GH…), thiếu máu, hội chứng Down… Vì vậy, trẻ có sức khỏe tốt sẽ là điều kiện cần thiết để có một chiều cao lý tưởng.
Tập luyện thể dục, thể thao: Thói quen vận động thể dục, thể thao có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì thế ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng hoặc tối. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể tập cho trẻ các động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống… để kích thích xương phát triển chiều dài. Trẻ trong độ tuổi dậy thì, bố mẹ nên tập cho trẻ chơi các môn thể thao giúp tăng chiều cao như bóng rổ, cầu lông, bơi lội…
Giấc ngủ: Nghiên cứu cho thấy, khi trẻ ngủ đủ và sâu giấc, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormon tăng trưởng, giúp tăng chiều cao. Thời gian ngủ của trẻ sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi, tuy nhiên trong khoảng 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất, kích thích xương phát triển dài ra. Vì thế bố mẹ nên cho con đi ngủ trước 10 giờ tối và đảm bảo giấc ngủ đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Môi trường sống: Nếu môi trường sống của trẻ thiếu vệ sinh, không cung cấp được nguồn nước sạch, chất lượng thực phẩm không đảm bảo… trẻ rất dễ bị mắc nhiều bệnh, kèm theo suy dinh dưỡng, thấp còi.
Vì thể để hoàn thành mong muốn của mọi bậc phụ huynh đó là con mình phát triển chiều cao vượt trội hoặc ít nhất bé không bị thấp so với tiêu chuẩn, thì cha mẹ cần xác định các yếu tố tác động đến chiều cao của con và có các biện pháp can thiệp an toàn, hiệu quả.
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng
3. Xác định bé bị thấp so với tiêu chuẩn ra sao?
Để xác định bé con nhà bạn có bị thấp so với tiêu chuẩn hay không, chắc chắn bạn cần kiểm tra chiều cao của bé và so sánh với chiều cao tiêu chuẩn theo từng độ tuổi.
Cách đo chiều cao chuẩn khoa học cho các bé giúp xác định có phải bé bị thấp so với tiêu chuẩn không, như sau:
Đối với các bé từ sơ sinh đến 2 tuổi: Để đo chiều cao của các bé trong giai đoạn này, phụ huynh cần đo nằm bằng thước đo chuyên dụng. Đầu tiên, bố mẹ cần cho bé nằm ngửa, đầu của bé cần chạm sát vào một bên cạnh của thước đo, giữ cho đầu của bé nằm thẳng, mắt nhìn lên trần nhà. Lúc này, mẹ cần giữ cho 2 đầu gối của con thẳng ra và áp sát vào thước đo. Cuối cùng, chỉ cần đọc và ghi lại chiều cao của bé theo tháng tuổi của bé. Nếu không thực hiện được, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám sức khỏe ở các cơ sở y tế, để nhận được sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên đo chiều cao, cân nặng của trẻ mỗi tháng một lần và so sánh với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn để biết có phải bé bị thấp so với tiêu chuẩn không.
Đối với trẻ trên 2 tuổi: Lúc này, vì các bé đã bắt đầu đứng được, nên việc kiểm tra, theo dõi chiều cao của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé bằng thước đo chiều cao gắn cố định vào tường. Trình tự đo chiều cao để kiểm tra sự phát triển chiều cao của trẻ như sau:
Đảm bảo loại thước đo chiều cao mà bạn sử dụng được gắn cố định, thẳng đứng vào tường, thân thước vuông góc với sàn nhà và vạch số 0 phải sát với sàn nhà.
Bố mẹ cho trẻ đứng sát vào vị trí có thước đo cố định sẵn.
Trong khi đo trẻ không được đi giày, dép, chú ý đứng thẳng người, lưng áp sát vào tường.
Mắt trẻ cần nhìn thẳng về phía trước, 2 tay thả lỏng và áp vào 2 bên đùi.
Người lớn sẽ dùng bảng áp sát vào đỉnh đầu trẻ sao cho vuông góc với thước đo.
Cuối cùng đọc và ghi lại kết quả để so sánh với bảng chiều cao tiêu chuẩn.
Sau khi có kết quả đo chiều cao, bố mẹ cần chú ý so sánh kết quả với bảng chiều cao tiêu chuẩn của bé trai và bé gái riêng, vì đối với các bé trên 2 tuổi, sự phát triển chiều cao của bé đã phụ thuộc vào yếu tố giới tính.
Dưới đây là bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn theo từng độ tuổi được Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố. Các bậc phụ huynh có thể dựa vào đây để kiểm tra bé có bị thấp hơn so với tiêu chuẩn hay không:
Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ theo tuổi và giới tính
Trên đây là các thông tin cơ bản về các bé bị thấp hơn so với tiêu chuẩn. Hy vọng qua bài viết các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về quá trình phát triển chiều cao của trẻ và cách xác định tương đối xem trẻ có đang phát triển tốt không.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc
Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).
Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.
Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com