Các triệu chứng thiếu Vitamin A mẹ đã biết?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Vitamin A là một vitamin quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là mắt. Hay gặp tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ dưới 3 tuổi. Vậy các triệu chứng thiếu vitamin A là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A như thế nào, nếu quan tâm hãy cùng Neokids tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò của vitamin A trong cơ thể

Vitamin A tham gia vào quá trình tăng trưởng, do đó nếu cơ thể bị thiếu vitamin A thì trẻ sẽ chán ăn, chậm lớn. Sự kết hợp của vitamin A với một protein đặc hiệu giúp tạo thành Rhodopsin, chất này cần thiết cho quá trình nhìn khi bị thiếu ánh sáng, do đó biểu hiện đầu tiên của thiếu vitamin A là giảm khả năng thích nghi khi ở trong bóng tối.

Vitamin A còn tham gia vào quá trình biệt hóa của các tổ chức biểu mô như da, ruột non, khí quản. Do đó khi cơ thể thiếu vitamin A, quá trình sản xuất các niêm dịch sẽ giảm, dẫn đến tình trạng khô và sừng hóa các niêm mạc (dạ dày, thực quản, phế quản,...), biểu mô giác mạc, kết mạc tuyến lệ bị sừng hóa và cuối cùng dẫn đến khô mắt.

Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể do đó khi bị thiếu vitamin A sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

2. Các triệu chứng thiếu vitamin A

Việc nhận biết sớm các biểu hiện thiếu hụt vitamin A giúp khắc phục và điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Một số dấu hiệu thiếu vitamin có thể dễ dàng nhận biết như sau:

2.1. Triệu chứng toàn thân

Những trẻ bị cúm A thường cảm thấy mệt mỏi, chậm lớn, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa và hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, tình trạng khô da, khô tóc, dễ gãy rụng cũng có thể do thiếu vitamin này.

Thiếu vitamin A khiến trẻ chán ăn, giảm cân

2.2. Triệu chứng tại mắt

Tùy theo mức độ cũng như thời gian thiếu hụt vitamin A mà các tổn thương ở mắt có thể nhẹ hay nặng, các dấu hiệu như sau:

  • Quáng gà: Đây được xem là biểu hiện đầu tiên khi cơ thể thiếu vitamin A, mắt sẽ giảm đi khả năng thích nghi trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ sẽ nhìn kém, đi loạng choạng, dễ vấp ngã khi vào trong phòng tối hoặc ánh sáng kém

  • Khô kết mạc: Màng tiếp hợp bị khô, không được bóng ướt, phần kết mạc dày có nếp nhăn, màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc nâu sẫm.

  • Vệt Bitot: Trên mắt thường xuất hiện vệt trắng

  • Khô giác mạc: giác mạc khi thiếu vitamin A sẽ bị khô, mờ đục và mất bóng sáng

Thiếu vitamin A lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng khô kết mạc

Nếu tình trạng thiếu vitamin A diễn ra trong 1 thời gian dài, các bệnh lý về mắt không được khắc phục sẽ dẫn đến các biến chứng như loét giác mạc, sẹo giác mạc,..

Trên đây chỉ là các triệu chứng trẻ bị thiếu vitamin A, để chẩn đoán chính xác người bệnh cần tiến hành xét nghiệm định lượng vitamin A trong máu với kết quả giảm dưới 10 ug%.

Trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai là những đối tượng có nhu cầu vitamin A cao, do đó thường dễ bị thiếu và cần có chế độ bổ sung đặc biệt.

3. Thiếu vitamin A dẫn đến bệnh gì?

Vitamin A là 1 trong những vitamin quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là mắt. Do đó, nếu thiếu vitamin này sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như:

3.1. Thiếu vitamin A dẫn đến các bệnh lý về mắt

Vitamin A là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc. Đồng thời, vitamin này còn có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra. 

Vitamin A còn có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cấu trúc của tế bào tuyến lệ, bảo vệ tế bào này trước tình trạng thiếu hụt oxy cũng như các tổn thương do gốc tự do gây ra.

Vitamin A tham gia trực tiếp trong quá trình phản ứng ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Các chất này giúp tạo sắc tố cho võng mạc giúp điều tiết và hỗ trợ mắt có thể nhìn tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Vitamin A cũng chính là thành phần cấu tạo giúp màn nước mắt dính được vào bề mặt của giác mạc. Nếu bị thiếu vitamin A thì cơ thể của người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, thúc đẩy tăng sinh các tế bào vảy sừng hóa bề mặt gây tổn thương và làm mất ổn định màn nước mắt, từ đó gây tình trạng khô mắt.

Thiếu vitamin A dẫn đến bệnh quáng gà

Nếu khô mắt lâu ngày sẽ dẫn đến viêm kết mạc và viêm giác mạc. Trong đó thì viêm giác mạc có thể biến chứng thành sẹo giác mạc, gây mờ mắt tạm thời hoặc nghiêm trọng hơn là mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

3.2. Thiếu vitamin A khiến cho trẻ dễ mắc bệnh hơn

Có thể bạn không biết? Nhưng vitamin A có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như sự tăng trưởng chiều cao, tăng cường khả năng miễn dịch và phát triển thị lực,..

Nếu cơ thể bị thiếu vitamin A thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển, da trở nên khô và bị rụng tóc nhiều. Hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu sẽ khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da. 

3.3. Thiếu vitamin A khiến trẻ dễ mắc bệnh ngoài da

Vitamin A có vai trò duy trì độ ẩm cho da, giúp bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời giúp loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da, loại bỏ các nhiễm trùng trên da, hạn chế tình trạng khô và tróc vảy trên da.

Vitamin A còn giúp quá trình lưu thông máu trên da được dễ dàng hơn giúp da được nuôi dưỡng đầy đủ và kết quả là làn da hồng hào tươi khỏe.

Khi thiếu vitamin A sẽ khiến cho da dễ bị nhiễm khuẩn, khô, tróc vảy, da trở nên sần sùi và các tuyến nhờn ít hoạt động. 

Thiếu vitamin A sẽ khiến da bị khô, tróc vảy

Ngoài các bệnh về mắt thì thiếu vitamin A còn khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về da.

3.4. Bệnh về gan

Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến tình trạng ứ mật mạn tính, xơ gan, ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan. Gan suy yếu khiến cơ thể bị ứ đọng nhiều chất độc, gây phát ban mụn nhọt, nóng trong người.

4. Nguyên nhân của tình trạng thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng chủ yếu nằm trong 2 nhóm sau:

4.1. Chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ vitamin A

Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A, do đó dưỡng chất này cần được bổ sung bằng chế độ ăn hàng ngày. Nếu chế độ dinh dưỡng thừa vitamin A thì nó sẽ  được dự trữ tại gan và khi thiếu có thể được sử dụng. Nhưng nếu tình trạng thiếu vitamin A diễn ra trong 1 thời gian dài thì cơ thể sẽ không thể tự bù trừ lượng thiếu hụt được.

Thiếu vitamin A do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ

Cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin A thường do chế độ ăn uống kém lành mạnh như:

  • Ăn ít rau củ quả, những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A

  • Ăn nhiều tinh bột và các thực phẩm có chứa vitamin A nhưng không có dầu mỡ khiến cho vitamin A không được hòa tan

4.2. Do cơ thể hấp thu kém

Đôi khi trong chế độ ăn hằng ngày đã cung cấp đủ hoặc thừa vitamin A, nhưng cơ thể vẫn bị thiếu hụt, đó là do các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như:

- Trẻ đã bị suy dinh dưỡng nặng

- Trẻ bị tiêu chảy trong 1 thời gian dài

- Trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn

- Trẻ mắc các bệnh lý về gan mật

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin A là rất quan trọng, bởi phải xác định được nguyên nhân thì mới có hướng xử trí phù hợp. 

5. Cách phòng bệnh thiếu vitamin A

5.1. Phòng bệnh bằng chế độ ăn cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ

Đối với bà mẹ: Trong thời gian mang thai và cho con bú các mẹ cần chú ý ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A, bữa ăn hằng ngày tăng lượng dầu mỡ lên.

Đối với trẻ:

  • Cho trẻ bú sớm, ngay sau khi sinh được khoảng 30 phút đến 1 giờ, nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu và bú kéo dài 18-24 tháng.

Đối với trẻ nhỏ thì bú mẹ là cách phòng thiếu vitamin A tốt nhất

  • Khi được 4-6 tháng trở lên thì nên cho trẻ ăn bổ sung, ăn theo ô vuông thức ăn

5.2. Uống vitamin A liều cao

Những trẻ bị thiếu vitamin A mức độ nặng do rối loạn tiêu hóa, trẻ bị sởi, lỵ hay suy dinh dưỡng, viêm phổi kéo dài, cha mẹ có thể cho con uống vitamin A.

Trường hợp trẻ < 6 tháng: 

Nếu bú mẹ thì không cần uống.

Nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì cho uống 50.000 đv/lần, 6 tháng uống 1 lần.

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: uống 100.000 đv/lần; 6 tháng bổ sung 1 lần.

  • Trẻ trên 1 tuổi: uống 200.000 đv/lần; 6 tháng  bổ sung 1 lần.

  • Đối với người mẹ: Sau khi sinh trong tháng đầu mẹ có thể uống 200000 đv/lần.

Trong quá trình mang thai và cho con bú nếu nghi bị thiếu vitamin A nên bổ sung 10.000 đv/ngày, uống trong thời gian 2 tuần.

Tuyên truyền giáo dục

  • Tuyên truyền cho mọi người biết về sự nguy hiểm khi cơ thể bị thiếu vitamin A

  • Giáo dục hướng dẫn các bậc phụ huynh cách nhận biết các dấu hiệu của quáng gà để điều trị kịp thời, tránh tình trạng mù lòa.

  • Thêm vitamin A vào trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ

Vitamin A có vai trò rất lớn đối với sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần sớm nhận biết được các dấu hiệu thiếu vitamin A ở trẻ để bổ sung kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com