Bé thấp còi thì phải làm sao? - Ba mẹ đã biết?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bất kỳ bậc phụ huynh nào khi thấy con mình bị thấp còi đều lo lắng và mong muốn tìm ra cách để cải thiện tình trạng này cho con mình. Vậy bé bị thấp còi phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các ba mẹ thông tin này nhé.

1. Trẻ thấp còi nguyên nhân do đâu?

Thông thường thì tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thường xảy ra do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là protein và năng lượng. Khi đó thì chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ thấp hơn chiều cao và cân nặng chuẩn theo WHO.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ bị thấp còi, cha mẹ có thể tham khảo:

1.1 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, thường do các lý do sau:

  • Lý do hay gặp nhất là do cha mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của con: Cho con ăn không đúng bữa, quá sớm hoặc quá muộn, không cho trẻ bú sữa mẹ trong 12 tháng đầu; lượng thức ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Điều kiện kinh tế của cha mẹ còn nhiều khó khăn nên bữa ăn hằng ngày nghèo nàn, không đủ chất cho cả mẹ và con.

  • Ngoài ra thì rất nhiều trẻ gặp tình trạng biếng ăn và biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.

1.2 Yếu tố bệnh lý

  • Trong giai đoạn đầu đời, trẻ thường xuyên mắc phải các bệnh lý như tiêu chảy, sốt hay rối loạn tiêu hóa,.. đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị tốt, chăm sóc kỹ lưỡng và quá trình sau khi bé bị bệnh không được đảm bảo các dinh dưỡng thiết yếu thì con rất dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

  • Mẹ mắc phải các bệnh lý, phải ngừng cho con bú mẹ sớm cũng là nguyên nhân khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng từ đó dẫn đến thấp còi

1.3 Những yếu tố khác

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và bệnh lý thì dưới đây là những yếu tố khác khiến bé bị thấp còi:

  • Trẻ sinh non và cân nặng dưới 2500 g

Sinh non là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thấp còi

  • Gia đình sinh nhiều con, ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế không đáp ứng được

  • Mẹ gặp tình trạng không đủ sữa hoặc mất sữa cho con bú

  • Môi trường sống xung quanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh

  • Chiều cao của người mẹ thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình

2. Trẻ thấp còi ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ bị thấp còi không chỉ ảnh hưởng trong 1 thời gian ngắn mà còn có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong tương lai:

  • Thấp còi là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh nếu bé không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

  • Sức khỏe và cả sức đề kháng của bé đều suy giảm

  • Ảnh hưởng đến chiều cao, trí tuệ và quá trình học tập sau này của con

  • Có nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, ung thư, xương khớp,... khi lớn lên

  • Tâm lý chán nản do thua thiệt về chiều cao, cân nặng so với bạn bè đồng trang lứa

Khi thấp còi bé sẽ cảm thấy tự ti và chán nản hơn bạn cùng trang lứa

3. Trẻ thấp còi phải làm sao?

3.1. Chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ chất

Trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ cha mẹ không chỉ cần phải chú ý đủ lượng calo mà còn cần tính tới đảm bảo chất lượng của món ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần phải đảm bảo các chất sau:

  • Đạm: Chất đạm có vai trò quan trọng giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể, tái tạo năng lượng, tạo thành tế bào mới cho cơ thể,..

  • Béo: Chất béo vừa có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E,...

  • Sắt: Sắt có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan, tham gia tạo thành enzyme giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ.

  • Kẽm: Kẽm có tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các tổn thương do nhiễm khuẩn và nhiễm độc tố, hỗ trợ vết thương nhanh chóng lành, tăng cường phát triển chiều cao và hệ thần kinh

  • Vitamin A: Vitamin A có có 1 vai trò rất lớn trong quá trình trẻ tăng trưởng và phát triển. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin A, các bé thường sẽ bị chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng,..

  • Canxi: Canxi là một trong những thành phần chính cấu tạo nên xương. Khi bị thiếu canxi, trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp bé và chậm phát triển

Canxi rất quan trọng trong việc giúp bé phát triển và cao lớn

  • Vitamin C: Vitamin C giúp vết thương nhanh lành, tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào sự phát triển của các mô tế bào. Đồng thời đây còn là 1 chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ cơ thể tránh các bệnh lý mạn tính sau này.

3.2. Thường xuyên cho con tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp cho hệ tuần hoàn của trẻ hoạt động năng suất hơn, giúp quá trình hấp thu thức ăn của cơ thể hiệu quả hơn, nhờ đó mà tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Do đó, cha mẹ cần chú ý khuyến khích con tập luyện thể dục thể thao.

Dưới đây là các bộ môn thể thao cha mẹ có thể hướng dẫn con và cùng con tập luyện để cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ:

  • Bơi

Cha mẹ thấy sao khi thay vì để trẻ ngồi 1 chỗ trong phòng kín và ôm chiếc ipad thì cha mẹ cho con đi bơi nhỉ? Các bé thường rất thích được vùng vẫy trong làn nước mát và điều này sẽ giúp bé được thư giãn rất nhiều.

Hơn nữa, việc thường xuyên cho con bơi lội cũng là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ, giúp con ngày càng cao lớn và phát triển hơn. Khi bơi các bộ phận của cơ thể sẽ được phối hợp nhịp nhàng với nhau và hơi thở trở nên đều đặn hơn. Tay chân sẽ hoạt động 1 cách đồng bộ, có tác động tích cực đến quá trình phát triển của xương, điều này sẽ giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả.

Hơn nữa, bội lội rất tốt cho toàn bộ hệ thống tim mạch của trẻ, giúp mở rộng vai, ngực và giúp phổi hoạt động tốt hơn. Quá trình bơi lội còn giúp cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, hỗ trợ sự phát triển tế bào và cơ bắp.

Bơi giúp trẻ cao lớn và chắc khỏe hơn

  • Chạy bộ

Khi chạy bộ một cách thường xuyên và đúng cách sẽ giúp hệ xương và khớp của trẻ phát triển rất tốt, kích thích hormone tăng trường tiết ra nhiều hơn, từ đó giúp trẻ cải thiện được chiều cao.

Ngoài ra thì chạy bộ còn giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng khí hơn để đi nuôi cơ thể, hệ thống tuần hoàn thì hoạt động liên tục nhờ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh và hấp thu được nhiều dưỡng chất.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn thông tin giải đáp câu hỏi: “Trẻ thấp còi phải làm sao?” Hy vọng sau bài viết này cha mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc con mình, giúp bé cải thiện tình trạng thấp còi, cao lớn và nặng cân hơn.

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com