Bé bị thấp lùn - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bất kỳ bậc làm cha mẹ nào khi sinh con ra cũng đều muốn con mình cao lớn và khỏe mạnh. Và khi thấy con mình thấp lùn hơn các bạn cùng trang lứa thì bất kỳ bậc làm phụ huynh nào cũng đều cảm thấy buồn và tìm cách để giúp con mình cao hơn, phát triển hơn.

1. Tìm hiểu chung về chứng thấp lùn ở trẻ

Để có thể tìm được phương pháp tăng chiều cao cho trẻ phù hợp và hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải hiểu về tình trạng thấp lùn.

Thấp lùn là bệnh lý mà các cơ xương trong cơ thể phát triển ngắn hơn so với bình thường. Trẻ bị thấp lùn thường sẽ có chiều cao thấp hơn khá nhiều mức trung bình của những bạn cùng trang lứa.

Bé bị thấp lùn có thể do bẩm sinh (cơ thể bị thiếu hormone tăng trưởng hoặc suy tuyến yên, rối loạn chức năng chuyển hóa, còi xương do thận,..), tật nhiễm sắc thể bất thường,...

2. Dấu hiệu nhận biết bé bị thấp lùn

Những đứa trẻ bị thấp lùn thì trong quá trình chúng phát triển thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Kích thước cơ thể vẫn tương đối bình thường

  • Tay và chân thường ngắn và không được cân đối

  • Kích thước của các ngón tay, ngón chân ngắn

  • Cử động của phần khuỷu tay bị hạn chế hơn

  • Đầu to một cách bất thường

  • Trán dô và rộng 

  • Chân đi vòng kiềng

Chân đi vòng kiềng là dấu hiệu của bé bị thấp lùn

  • Bé bị hở hàm ếch

  • Ngực nở rộng

  • Hông, xương chậu bị dị dạng còn bàn chân thì xoắn vặn

  • Cả thị lực và thính lực đều gặp vấn đề

  • Viêm khớp, gặp khó khăn trong quá trình vận động khớp

  • Trẻ có chiều cao thấp hơn khá nhiều so với bạn bè cùng trang lứa 

  • Viêm khớp 

  • Tốc độ phát triển của trẻ chậm hơn so với bạn bè

  • Thời điểm dậy thì chậm, thậm chí là không dậy thì dù đang trong tuổi vị thành niên

3. Chẩn đoán chứng thấp lùn ở bé

Thực tế thì thấp lùn là một bệnh lý khá dễ phát hiện và chẩn đoán. Cha mẹ sẽ cho con đi khám khi nhận thấy con mình có chiều cao thấp hơn so với những bạn cùng trang lứa hoặc xuất hiện những dấu hiệu trên.

Khi thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào các biện pháp dưới đây để chẩn đoán:

3.1. Thăm hỏi về tiền sử gia đình

Để xác định được trẻ bị thấp lùn có phải nguyên nhân do di truyền không, bác sĩ sẽ hỏi về chiều cao của mọi người trong gia đình. Nếu cha mẹ của con thấp lùn thì bác sĩ sẽ cố gắng đưa ra mọi biện pháp để cải thiện được chiều cao của con tối đa.

3.2. Tiến hành đo chiều cao, cân nặng

Việc đo chiều cao, cân nặng cũng như chu vi đầu bé sẽ giúp bác sĩ xác định được sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đồng thời xem xét xem quá trình này có bất thường gì so với bạn bè cùng trang lứa không.

Đo chiều cao giúp xác định bé có bị thấp lùn không?

Phụ huynh nên cung cấp thông tin về chế độ ăn cũng như sinh hoạt hằng ngày của trẻ cho bác sĩ để bác sĩ có thể đánh giá được toàn diện nhất. Đây được xem là 1 yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tăng chiều cao cho trẻ.

3.3. Tiến hành các thí nghiệm

Trong quá trình khám cho trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ làm các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang để quan sát quá trình phát triển của xương

  • Chụp MRI để xác định sự phát triển của cả tuyến yên và vùng dưới đồi

  • Xét nghiệm di truyền nếu bác sĩ có nghi ngờ trẻ bị mắc hội chứng Turner

  • Xét nghiệm nội tiết tố.

4. Cách cải thiện tình trạng trẻ thấp lùn

Trong quá trình mang thai, bác sĩ cũng có thể báo cho mẹ bầu sớm về tình hình của trẻ nếu siêu âm thấy thai nhi có điểm bất thường. Ví dụ như kích thước của chân tay ngắn, không được tương xứng với cơ thể. Những xét nghiệm sớm giúp phát hiện tình trạng thấp lùn cũng là 1 trong những biện pháp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ.

4.1. Trong thời kỳ mang thai và sau sinh

Trong thời gian mang bầu, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình bởi nó rất quan trọng có ý nghĩa quyết định khá nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ.

Vì vậy, để thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt chiều cao, cân nặng chuẩn, trước, trong quá trình mang thai cũng như khi đang cho con bú, mẹ cần phải ăn uống hợp lý, bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng gồm đạm, sắt, canxi,...

4.2. Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Tùy từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung thì bữa ăn hàng ngày sẽ cần phải có đủ những chất sau:

  • Đạm (10 - 15%): Thay đổi bữa ăn hằng ngày cho con với các món như thịt, cá, tôm, đậu, cua,..

  • Tinh bột 

  • Các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, vitamin D, K2, A,C, E,.. Chất béo (khoảng 10%)

Cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Các bữa ăn cần đa dạng và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên cho con ăn quá nhiều món này và bỏ sót các chất khác. Mỗi ngày bên cạnh 3 bữa chính, cha mẹ nên bổ sung thêm cho con khoảng 2 đến 3 bữa phụ để kích thích khả năng chuyển hóa của cơ thể, tăng thêm năng lượng để hoạt động hiệu quả cả ngày.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liệu trình bổ sung canxi phù hợp, tránh tác hại của việc bổ sung thừa hợp chất này. Các nguồn giúp cung cấp canxi hiệu quả cho cơ thể là: sữa, cua, tôm, cá,... Cha mẹ cũng nên cho con vận động chân tay ngoài trời thường xuyên để bổ sung thêm vitamin D3 tự nhiên từ ánh nắng của mặt trời.

4.3. Tích cực tập luyện

Tập luyện khoa học là 1 cách hiệu quả vừa giúp kích thích tăng trưởng chiều cao cho con vừa tăng cường sức khỏe giúp bé khỏe mạnh. Dưới đây là các bài tập phù hợp với từng độ tuổi của trẻ:

  • Trẻ dưới 6 tháng: Mẹ nên tránh cho con nằm 1 chỗ quá nhiều mà hãy massage toàn thân cho con, đặc biệt là vuốt chân, tay và xoa lưng để cho máu được lưu thông tốt hơn.

  • Từ 6 - 12 tháng tuổi: Khích lệ và hỗ trợ con tập lẫy, tập bò, đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên

  • Từ 3 - 4 tuổi: Cha mẹ hướng dẫn và cùng bé thực hiện các động tác nhẹ nhàng, chịu khó đi bộ thường xuyên để tăng cường hoạt động của cơ, cũng như kích thích hệ xương khớp được phát triển.

  • Từ 5 - 10 tuổi: Giai đoạn này hệ xương của trẻ bắt đầu phát triển chắc chắn hơn. Cha mẹ nên khuyến khích con thường xuyên chạy bộ, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu,.. để kích thích sự phát triển của xương khớp.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn các thông tin về vấn đề trẻ bị thấp lùn. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng này, biết được các dấu hiệu cũng như các cải thiện tình trạng này cho bé.

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com