Ba mẹ cần tìm hiểu ngay các mốc phát triển thể chất cho bé

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Sự phát triển thể chất của bé thường diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi. Vì thế, cha mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ để biết con có phát triển bình thường không và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển thể chất cho bé.

1. Dấu hiệu nhận biết sự phát triển thể chất của trẻ 

Theo thời gian, cơ thể trẻ sẽ dần phát triển và hoàn thiện chức năng của các bộ phận giống như người lớn. Quá trình này được gọi là sự phát triển thể chất của trẻ.

Sự phát triển thể chất của trẻ bao gồm những thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể mà cha mẹ có thể nhận thấy trong quá trình chăm sóc bé.

1.1. Sự phát triển kích thước cơ thể

Sự tăng lên về kích thước của các bộ phận trong cơ thể là dấu hiệu giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết quá trình phát triển thể chất của trẻ đang diễn ra bình thường, cụ thể như sau:

  • Tay chân: Chân và tay của trẻ sẽ dần dài ra, phát triển cân xứng với nhau, cân xứng với thân và đầu. Ba mẹ có thể nhận thấy cơ thể bé con nhà mình đang dài ra và thon thả hơn.

  • Phát triển cơ bắp: Quá trình này diễn ra nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển của trẻ. Các cơ ở cánh tay và cẳng chân sẽ phát triển nhanh hơn để bé có thể bắt đầu đứng vững và chập chững những bước đi đầu tiên.

  • Chiều cao: Bước sang giai đoạn 12 tháng tuổi, chiều dài cơ thể bé sẽ tăng lên khoảng 50% so với khi vừa chào đời, đến 5 tuổi thì chiều cao của bé sẽ gấp đôi so với khi vừa chào đời. 

  • Cân nặng: Khi vừa tròn một tuổi, cân nặng của bé sẽ bằng khoảng gấp ba lần cân nặng khi mới chào đời. Tốc độ tăng cân của trẻ sẽ có xu hướng chậm lại sau một năm đầu đời. Trong giai đoạn từ 1-6 tuổi, cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 2kg/năm.

  • Bé mọc răng: Bắt đầu từ khoảng tháng thứ năm cho đến tháng thứ 9, trẻ sẽ bắt đầu mọc cửa dưới và từ 8-12 tháng tuổi, răng cửa trên sẽ xuất hiện. Trẻ nhỏ sẽ có tất cả 20 chiếc răng sữa, thời điểm thay răng vĩnh viễn là từ 5-13 tuổi.

Các thông số nêu trên là cơ sở giúp các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tình hình phát triển thể chất ở trẻ của tiến triển bình thường hay không.

Sự tăng lên về mặt kích thước của các bộ phận là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển

1.2. Sự phát triển vận động

Sự phát triển thể chất của trẻ không chỉ bao gồm sự tăng lên về kích thước của các cơ quan, mà nó còn được phản ảnh bởi hoạt động chức năng của chúng. Trong đó, kỹ năng vận động của trẻ là yếu tố giúp cha mẹ đánh giá sự phát triển thể chất của bé thông qua quan sát bằng mắt thường.

Kỹ năng vận động là khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ, bao gồm kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh:

Kỹ năng vận động thô là những kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động cơ bản như chạy, nhảy, đi bộ, giữ cơ thể thăng bằng… Một số kỹ năng vận động thô mà trẻ có thể làm bao gồm:

  • Đứng, đi bộ và giữ thăng bằng

  • Chạy theo một hướng hoặc chạy xung quanh 

  • Ném bóng và bắt bóng

  • Nhảy lên và nhảy qua các chướng ngại vật.

  • Đạp xe bốn bánh

Kỹ năng vận động tinh là những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay, những kỹ năng này còn liên quan đến sự phát triển não bộ, ví dụ như:

  • Tự đánh răng, chải tóc

  • Nhặt những đồ vật nhỏ như tiền xu, bút, kẹp…

  • Vẽ các hình đơn giản

  • Xếp đồ vật chồng lên nhau

Các kỹ năng này sẽ được trẻ thực hiện một cách đơn giản, nhuần nhuyễn khi trẻ ngày càng lớn dần.

Cha mẹ nên hướng dẫn con các kỹ năng vận động tinh, ví dụ như đánh răng

1.3. Sự phát triển về hành vi

Sự phát triển thể chất của bé còn được biểu hiện thông qua sự thay đổi hành vi hàng ngày, một vài ví dụ cụ thể như sau:

  • Sự gia tăng cữ ăn hoặc cữ bú: Mặc dù đã được cho ăn no nhưng trẻ vẫn tỏ ra đói bụng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang cần nhiều năng lượng hơn để phát triển.

  • “Dính mẹ”: Các nhà khoa học nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ cho biết, trong một vài tuần đầu bé có thể hoàn toàn thoải mái với mọi thứ xung quanh, nhưng dần dần bé bắt đầu bám dính mẹ hoặc những người thường xuyên ở bên cạnh con và có thể tỏ ra khó chịu khi tiếp xúc với người lạ.

Thông qua sự thay đổi hành vi, cha mẹ có thể phát hiện ra những thay đổi liên quan đến thể chất của trẻ, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể chất toàn diện nhất.

2. Các mốc phát triển thể chất của trẻ

Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ là một hành trình với nhiều tốc độ khác nhau, có khi nhanh và cũng có khi khá chậm chạp. Vì mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt, nên các mốc này sẽ không hoàn toàn trùng khớp đối với mọi trẻ em:

  • Ở giai đoạn 12 tháng tuổi: Trẻ có thể bò, ngồi và ngẩng đầu lên dễ dàng.

  • Từ 2-4 tuổi: Trẻ có thể đi bộ, chạy, nhảy, leo cầu thang có sự giúp đỡ của người lớn, tập cầm bút tô màu.

  • Trong độ tuổi từ 4-6: Trẻ có thể leo cầu thang mà không cần giúp đỡ, cầm bút viết hoặc vẽ, thậm chí tự mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, đi giày.

Các mốc phát triển thể chất của trẻ chỉ mang ý nghĩa tham khảo, để xác định chính xác mức độ phát triển, giai đoạn phát triển của trẻ thì ba mẹ nên đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

Các mốc phát triển thể chất của trẻ sẽ không hoàn toàn giống nhau

3. Bí quyết thúc đẩy sự phát triển thể chất cho bé

Hiểu rõ từng giai đoạn phát triển thể chất của trẻ sẽ góp phần giúp cha mẹ tìm ra những biện pháp thúc đẩy sự phát triển thể chất cho bé phù hợp nhất. Một số biện pháp giúp tăng cường sự phát triển thể chất của trẻ như sau:

  • Tạo cơ hội cho trẻ chạy nhảy, đi độ và sử dụng sức mạnh cơ bắp của mình.

  • Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như vượt chướng ngại vật, đá bóng hoặc khuyến khích trẻ chạy nhảy chơi đùa thường xuyên bằng các hoạt động dã ngoại.

  • Dạy trẻ đạp xe, chơi các môn thể thao mà trẻ cảm thấy hứng thú để phát triển cơ bắp và kỹ năng vận động.

  • Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên như chạm vào cây cỏ, ngửi mùi của các loại hoa… những hoạt động này sẽ giúp kích thích kỹ năng vận động của trẻ.

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi để có điều kiện phát triển tốt nhất.

  • Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như chất đạm, chất béo, các loại vitamin, canxi, sắt… thông qua chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình hình phát triển thể chất bằng cách kiểm tra các chỉ số như cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu…

Ba mẹ nên khuyến khích con chơi các môn thể thao thường xuyên

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách phát triển thể chất cho bé qua từng giai đoạn. Các giai đoạn phát triển thể chất của mỗi bé sẽ không giống nhau, vì thế cha mẹ nên quan sát quá trình phát triển của con, kết hợp cùng lời khuyên của các chuyên gia y tế để đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thể chất cho bé phù hợp nhất nhé.

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn phát triển, mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin khoáng chất cùng bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Growth

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com