Nheo mắt ở trẻ: Dấu hiệu bất thường cần cảnh giác

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Nháy mắt, nheo mắt ở trẻ nhỏ tưởng chừng là những hành động hết sức bình thường, thế nhưng nó cũng có thể dấu hiệu bất thường về thị lực. Vậy tình trạng này báo hiệu điều gì và làm sao để nhận biết chúng?

1. Phân biệt nheo mắt bình thường và bất thường ở trẻ

Nheo mắt là biểu hiện bình thường của cơ thể, thế nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng có thể là lời cảnh báo về các tổn thương mắt ở trẻ mà ba mẹ không nhận ra.

1.1. Nguyên nhân trẻ nheo mắt - Do phản xạ bình thường

Giống như ở người lớn, trẻ nhỏ cũng có phản xạ nheo mắt khi muốn nhìn rõ hơn các vật ở quá xa hay quá gần. Hành động này sẽ làm thay đổi hình dạng của mắt, giúp cho hình ảnh của các vật di chuyển đúng vào các tế bào hình nón trong võng mạc. Nhờ đó, mắt của trẻ có thể nhìn thấy các vật rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó thì tình trạng nheo mắt cũng có thể là sự trêu đùa của trẻ nhỏ hoặc những hành động bắt chước người lớn. 

Tất cả những nguyên nhân khiến trẻ bị nheo mắt ở trên nếu chỉ ở tần suất bình thường thì đều không đáng lo ngại. Ba mẹ có thể yên tâm. 

1.2. Các bệnh lý về mắt cũng là nguyên nhân khiến trẻ nheo mắt

Ngược lại với nguyên nhân ở trên, tình trạng nheo mắt ở trẻ sẽ báo hiệu những bất thường khi trẻ có xu hướng nheo mắt nhiều, liên tục khi nhìn vào bất cứ đồ vật nào. Kể cả những đồ vật ở trong cự ly bình thường. Đặc biệt, nếu trẻ bị nheo mắt kèm theo các biểu hiện như: Trẻ hay đưa tay lên dụi mắt, hay chớp mắt, nháy mắt liên tục quá 12 lần/phút hoặc trẻ có xu hướng kéo mọi thứ về gần mình để nhìn rõ hơn…

Tất cả những dấu hiệu trên chính là lời cảnh báo những vấn đề về thị lực của trẻ. 


Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử từ sớm là nguyên nhân khiến trẻ nheo mắt nhiều

2. Những vấn đề về thị lực đằng sau biểu hiện nheo mắt ở trẻ

Theo các chuyên gia về nhãn khoa, biểu hiện nheo mắt của trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở mắt. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp mà ba mẹ nên chú ý:

2.1. Các tật khúc xạ

Viễn thị, loạn thị, cận thị được gọi chung là các tật khúc xạ, các tật này sẽ làm thay đổi vị trí xuất hiện hình ảnh của các vật đối với võng mạc. Hệ quả là trẻ phải chớp mắt, nheo mắt thường xuyên để có thể nhìn rõ các vật hơn. Cụ thể: 

Cận thị: Xảy ra khi điểm hội tụ của các tia sáng nằm trước võng mạc khiến trẻ không thể nhìn rõ vật ở xa. Tình trạng này chủ yếu do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. 

Nhiều người nghĩ rằng cận thị chỉ khiến trẻ gặp khó khăn trong khi nhìn mọi vật, nhưng ít người biết rằng nó còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bong/rách võng mạc, thậm chí là gây mù lòa vĩnh viễn.

Viễn thị: Đây là tình trạng mắt bé không thể nhìn rõ vật ở gần. 

Loạn thị: Xảy ra khi các tia sáng hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc khiến cho trẻ nhìn các vật bị mờ, kể cả khi vật đó ở bất kỳ khoảng cách nào. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do yếu tố di truyền.


Cận thị cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nheo mắt khi nhìn


Hiện nay, các phương pháp khắc phục các tật khúc xạ phổ biến nhất là đeo kính để giúp bé nhìn rõ các vật. Với những trường hợp nặng hơn, các bé có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, các bé vẫn có khả năng bị tái lại nếu không biết các bảo vệ mắt đúng cách. Vì vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu và phòng ngừa các tật khúc xạ từ sớm vẫn được ưu tiên hơn cả.

2.2 Viêm kết mạc

Viêm kết mạc ở trẻ gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hoặc hay các tác nhân gây dị ứng mắt. Bệnh lý này thường xuất hiện phổ biến vào các thời điểm giao mùa trong năm.

Khi bị viêm kết mạc, ngoài biểu hiện là nheo mắt thì trẻ có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Kết mạc mắt đỏ, phù mi mắt.

  • Mắt đau, cộm ngứa kèm theo chảy nước mắt hoặc tiết dịch vàng, xanh.

  • Thường thấy chói mắt, giảm thị lực dẫn đến trẻ hay nheo mắt, chớp hoặc dụi mắt khi nhìn.

  • Đôi khi xuất hiện cả triệu chứng: ho, sốt, nổi hạch,...

Trẻ bị viêm kết mạc cần được vệ sinh mắt sạch sẽ kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2.3 Mắt lác

Mắt lác (hay mắt lé) xảy ra khi trục mắt của trẻ bị lệch, cơ vận nhãn bị mất cân bằng do tổn thương thần kinh khiến hướng nhìn của trẻ bị thay đổi. Bệnh lý này có thể xảy ra do: di truyền, cấu tạo bẩm sinh bất thường hoặc các tổn thương nghiêm trọng ở thần kinh, não.

Để nhận biết tình trạng mắt lác ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • Hai mắt không thể nhìn thẳng hàng mà thường nhìn về hướng khác nhau.

  • Trẻ nheo mắt liên tục kết hợp chớp mắt thường xuyên khi có ánh sáng mạnh kích thích.

  • Thường xuyên quay hoặc nghiêng đầu khi nhìn một vật.

Để khắc phục chứng mắt lác ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi khám để được hướng dẫn đeo kính kết hợp dùng thuốc hỗ trợ hoặc làm phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn.

3. Hậu quả nheo mắt ở trẻ mà ba mẹ không ngờ tới

Hành động nheo mắt ở trẻ nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đến đôi mắt của trẻ. Vậy hậu quả nheo mắt ở trẻ là gì?

Kể cả khi trẻ nheo mắt do thói quen hay những hành động đùa nghịch thì việc nheo mắt liên tục cũng là một thói quen không tốt. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ nheo mắt tập trung nhìn vật, các cơ ở vai và cổ sẽ xuất hiện tình trạng căng cứng, tạo áp lực lên dây thần kinh và giảm máu lưu thông lên não. Đồng thời, hành động nheo mắt cũng tác động trực tiếp làm tăng áp lực lên thủy tinh thể. Hai điều này kết hợp làm tăng nguy cơ đục tinh thể và tăng nhãn áp ở trẻ. 

4. Cách chữa nheo mắt ở trẻ cực hiệu quả mà phụ huynh nên áp dụng

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là thời điểm thị lực của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương nhất. Do đó, ba mẹ cần sớm phát hiện những bất thường để khắc phục kịp thời cho trẻ. Dưới đây là các phương pháp khắc phục khi trẻ bị nheo mắt mà ba mẹ nên áp dụng. 

4.1. Rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách chữa nheo mắt ở trẻ hiệu quả

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tật khúc xạ ở trẻ. Đây cũng là lý do khiến cha mẹ cần rèn luyện cho bé các thói quen tốt từ sớm, kể cả khi chưa có các dấu hiệu bất thường như: trẻ hay dụi mắt, nheo mắt,..

Hạn chế để bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi khi tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính bảng,... có thể ảnh hưởng xấu đến thị lực, khả năng phát triển tư duy, ngôn ngữ và nhất là não bộ của trẻ. Vì vậy ba mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử ở giai đoạn này. 

Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ xem, nhưng không quá 2 tiếng/ ngày. Đồng thời, mỗi lần xem không nên quá 15 phút/ lần. 

Đối với các bé đã bắt xuất hiện các hiện các vấn đề như nheo mắt, nháy mắt, mỏi mắt,.. thì thời gian xem tối đa là 30 phút - 1 tiếng/ ngày và mỗi lần xem chỉ nên kéo dài 5 - 10 phút.

Ngồi đúng khoảng cách khi xem tivi, máy tính

Tiếp xúc gần với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử thì ánh sáng xanh tỏa ra từ đó có khả năng cao gây ra các chứng mệt mỏi, nhức đầu, giảm thị lực…

Điều này làm tăng áp lực lên mắt của trẻ, khiến bé bị mỏi mắt, suy giảm thị lực. Tình trạng này  biểu hiện bởi các triệu chứng như: hay nheo mắt, dụi mắt, chảy nước mắt,...

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh khoảng cách khi con dùng thiết bị điện tử, cụ thể:

  • Xem tivi: Khoảng cách an toàn từ mắt đến tivi sẽ bằng 3 - 4 lần kích thước đường chéo màn hình. Ví dụ, nếu tivi 40 inch thì khoảng cách an toàn là 4m.

  • Thiết bị điện tử cầm tay: Phụ huynh cần đảm bảo khoảng cách từ mắt đến màn hình không ngắn hơn chiều dài khuỷu tay, hoặc trong khoảng 25 - 35 cm.

Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi học bài

Từ thế ngồi không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn tác động đến cột sống của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát và hướng dẫn con để có tư thế ngồi đúng, cụ thể:

  • Duy trì đầu - lưng - ngực thẳng, cột sống vuông góc với cạnh bàn.

  • Đầu cúi nhẹ khoảng 10 - 15 độ, lưng có thể chạm nhẹ vào thành ghế.

  • Hai tay đặt thoải mái trên bàn, tay trái xuôi theo chiều ngồi của trẻ.

  • Hai bàn chân đặt thoải mái trên mặt đất, đầu gối gập 90 độ.

Để giúp trẻ có tư thế ngồi đúng, cha mẹ cần chủ động lựa chọn bàn ghế có kích thước phù hợp với chiều cao của bé.


Ngồi học đúng tư thế là cách bảo vệ mắt để chữa nheo mắt ở trẻ

Tạo ra các trò chơi để tăng thời gian hoạt động ngoài trời cho trẻ

Một trong những cách chữa nheo mắt ở trẻ rất hiệu quả được nhiều bác sĩ đề cập là tăng thời gian hoạt động ngoài trời cho trẻ. Khi trẻ sẽ được tiếp xúc với nguồn sáng tự nhiên, sẽ làm giảm thói quen xem thiết bị điện tử, giúp mắt được thư giãn, nghỉ ngơi và điều tiết tốt hơn.

Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể đưa trẻ đến những môi trường như: công viên, bờ biển, nông trại,... Hoặc, việc cùng trẻ vui chơi ngay trong khuôn viên vườn nhà cũng là trải nghiệm thú vị và tốt cho đôi mắt của con.

4.2. Các bài tập để giúp phục hồi thị lực cho trẻ

Khi trẻ gặp trường hợp nheo mắt nhiều, cha mẹ nên cho bé tập một số bài tập để hỗ trợ cải thiện thị lực như dưới đây:

Bài tập 1: Nhắm mắt và mở mắt

Sau thời gian dài tập trung học bài hay xem TV, điện thoại, khiến mắt bé bị khô. Vì vậy ba mẹ nên khuyến khích con thực hiện bài tập nhắm và mở mắt để điều tiết lại đôi mắt. 

Bài tập khá đơn giản và dễ thực hiện. Ba mẹ cũng có thể cùng tập với con: nhắm chặt mắt 3 giây, rồi mở mắt trong 3 giây. Thực hiện động tác như vậy từ 7 đến 8 lần sẽ giúp các vùng cơ quanh mắt được thả lỏng và giảm tình trạng mỏi mắt đáng kể. 

Bài tập 2: Bài tập đảo mắt

Bài tập đảo mắt có tác dụng kích thích phản xạ của mắt, khiến mắt trở lại linh hoạt và phản xạ tốt hơn. 

Trước khi thực hiện bài tập đảo mắt, bé cần được thả lỏng và thư giãn toàn thân. Sau đó, bé thực hiện đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và đảo lại mắt theo ngược chiều kim đồng đồ. Động tác đảo mắt cần lặp lại liên tục 5 lần như thế. Một lưu ý nhỏ cho con, sau mỗi lần đảo mắt, cha mẹ nhắc con nên chớp mắt vài lần.  

Bài tập 3: Tập trung nhìn vào một điểm

Khi bé luyện tập nhìn vào một điểm duy nhất, điều này giúp bé tăng cường khả năng tập trung và cải thiện tầm nhìn ở khoảng cách xa gần khác nhau. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện bài tập tập trung nhìn vào một điểm ngay tại nhà theo các bước sau: 

Bước 1: Mẹ cho bé nhìn một vật ở xa trong khoảng 30 giây. Trong khoảng thời gian đó, bé cần duy trì sự tập trung. Hết 30 giây, bé chớp mắt thật nhanh và nhiều lần.  

Bước 2: Bé sẽ được hướng dẫn nhìn một vật ở khoảng cách gần trong 15 giây. Sau đó, bé chớp mắt nhanh và nhiều lần.

Lặp lại các động tác trên 5 lần sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho mắt bé.

4.3. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho mắt

Khi có một đôi mắt khỏe mạnh bé sẽ tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn nhất, tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Nhưng đối với những bé có đôi mắt yếu, thì sẽ là một thiệt thòi so lớn với các bạn đồng trang lứa. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất phù hợp cho mắt bé là điều cần thiết. Dưới đây là nhóm các dưỡng chất tốt cho mắt trẻ:

  • Omega 3 DHA và EPA đặc biệt cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng và hoàn thiện sự phát triển của tế bào mắt.  

  • Vitamin A và E là những chất oxy hóa góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi và chữa lành các tổn thương ở mắt.

  • Lutein và Zeaxanthin có khả năng hấp thu 90% ánh sáng xanh có hại và tăng cường khả năng bảo vệ đôi mắt của bé.

Ba nhóm dưỡng chất có lợi cho mắt nên được cha mẹ bổ sung hàng ngày thông qua bữa ăn của bé cùng với các dòng sản phẩm chuyên biệt. 


Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ thị lực và tránh để trẻ bị nheo mắt

Thực phẩm cung cấp các nhóm dưỡng chất có lợi cho mắt

Một chế độ ăn đa dạng giúp bé tiếp cận các nguồn nguyên liệu tự nhiên và chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Những thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích bổ sung bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Omega 3 DHA và EPA: các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá trích,...

  • Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A: Cà rốt, bông cải xanh, rau bina, gan động vật,...

  • Thực phẩm giàu Vitamin E: Dầu các loại hạt, bí ngô, đậu phộng, măng tây, cải bẹ,...

  • Thực phẩm chứa Lutein và Zeaxanthin: Rau cải xanh, cải bó xôi, đậu xanh, cà rốt, bí đỏ,... 

Bổ sung qua các sản phẩm chuyên biệt, điển hình là Bộ đôi sáng mắt

Hiện nay, việc bổ sung sản phẩm chuyên biệt cho mắt là lựa chọn được rất nhiều các bậc phụ huynh ưu tiên. Một trong những sản phẩm được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng hiện nay là Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux. 

Bổ sung đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất quan trọng bậc nhất với mắt bao gồm: DHA/EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào mắt, Vitamin A/Vitamin E giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương mắt, Lutein/Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh.

Chuyên biệt giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực, bổ sung sớm phòng cận thị. 

Trên đây toàn bộ những thông tin cần biết về tình trạng nheo mắt ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp quý phụ huynh có thêm thông tin để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất và nhanh chóng tìm được giải pháp giúp con có đôi mắt sáng khỏe

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.