Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ nheo mắt là gì?
Trẻ nhỏ nheo mắt có thể là phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể do các bệnh lý thị giác gây ra. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết được khi nào nheo mắt là bất thường để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám.
1.1 Nguyên nhân sinh lý
Cần phải hiểu, nheo mắt là một phản xạ bình thường ở cả người lớn và trẻ em khi quan sát vật nằm ở quá xa hoặc quá gần tầm mắt. Hành động này giúp thay đổi hình dạng tia sáng đến mắt, từ đó giúp hình ảnh của vật hiển thị rõ ràng trên võng mạc.
Nheo mắt có thể là phản xạ sinh lý
Bên cạnh đó, phản xạ nheo mắt cũng giúp các tia sáng tập trung vào đám tế bào hình nón (fovea) trên võng mạc. Điều này giúp mắt nhìn rõ các vật nằm ở khoảng cách xa hơn bình thường.
Có thể thấy, nheo mắt là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu:
Trẻ chỉ nheo mắt khi phải nhìn vật ở quá xa hoặc gần
Không xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác như: dụi mắt, nháy mắt quá nhiều, mắt bị đỏ, chảy nước mắt, đau mắt,...
1.2 Nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân trẻ nheo mắt đôi khi xuất phát từ những bệnh lý về mắt. Lúc này, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác ngoài tình trạng nheo mắt liên tục. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng nheo mắt liên tục ở trẻ.
Cận thị
Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đi học. Tình trạng này xảy ra khi hình ảnh của vật được hội tụ ở phía trước võng mạc. Hệ quả là trẻ phải nheo mắt thường xuyên để có thể nhìn rõ các vật ở xa.
Cận thị là tình trạng ảnh của vật hội tụ trước võng mạc
Ngoài triệu chứng nheo mắt thường xuyên, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:
Không nhìn rõ các vật ở xa, khi nhìn thường thấy vật bị mờ, nhòe.
Chớp mắt, dụi mắt liên tục để nhìn rõ mục tiêu.
Dễ bị mỏi mắt khi nhìn các vật ở xa.
Có thể bị đau đầu khi mỏi mắt.
Xuất hiện tình trạng lác mắt khi cận quá nặng.
Phương pháp khắc phục cận thị phổ biến nhất là đeo kính cận để điều chỉnh vị trí hội tụ ảnh của vật trên võng mạc. Trường hợp cận thị nặng, trẻ có thể được phẫu thuật thay đổi độ cong của giác mạc. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, các bé vẫn có khả năng tái cận thị. Vậy nên, việc phát hiện sớm dấu hiệu và phòng ngừa cận thị vẫn được ưu tiên hơn cả.
Viễn thị
Viễn thị là một tật khúc xạ bẩm sinh ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi hình ảnh của vật hội tụ ở phía sau võng mạc mắt khiến trẻ không thể nhìn rõ các vật ở gần.
Viễn thị khiến trẻ không nhìn rõ vật ở gần
Khi bị viễn thị, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
Trẻ không nhìn rõ những vật ở gần, thường thấy vật bị mờ hoặc nhòe.
Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt mỗi khi quan sát vật ở gần.
Mắt đỏ và chảy nước mắt.
Thường xuyên kêu nhức hay mỏi mắt.
Xuất hiện tình trạng lác mắt (thường là lác trong) nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị viễn thị, trẻ cần được đeo kính phù hợp kết hợp với chế độ luyện tập mắt nhằm tăng độ khúc xạ của thủy tinh thể. Trong thời gian này, cha mẹ cần đưa con tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh.
Loạn thị
Nguyên nhân trẻ nheo mắt của thể do loạn thị gây nên. Đây là tật khúc xạ ở mắt hình thành do giác mạc bị biến dạng khiến hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Hệ quả là trẻ cảm thấy bị nhòe, mở và méo mó khi quan sát vật ở bất cứ khoảng cách nào.
Trẻ bị loạn thị thường thấy vật bị nhòe và méo mó
Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị loạn thị bao gồm:
Trẻ không nhìn rõ các vật dù ở gần hay xa, thường xuyên thấy 2 - 3 bóng mờ bên cạnh vật.
Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt khi nhìn.
Chảy nước mắt hoặc cảm thấy mắt bị kích thích, khó chịu.
Dễ bị mỏi mắt hoặc nhức đầu ở vùng trán, thái dương.
Phương pháp phổ biến nhất trong điều trị loạn thị là đeo kính thuốc. Nếu không đáp ứng với biện pháp điều trị này, trẻ có thể phải phẫu thuật để tạo hình lại giác mạc. Những trẻ bị loạn thị nặng và không được điều trị trước 5 tuổi có nguy cơ cao bị nhược thị. Đây là biến chứng nghiêm trọng của loạn thị ở trẻ.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là một bệnh lý cấp tính, xảy ra khi kết mạc nhãn cầu hoặc kết mạc mi mắt của trẻ bị viêm. Bệnh lý này thường xuất hiện phổ biến vào các thời điểm giao mùa trong năm.
Viêm kết mạc khiến kết mạc mắt trẻ bị đỏ
Khi bị viêm kết mạc, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như:
Kết mạc mắt đỏ, phù mi mắt.
Mắt đau, cộm ngứa kèm theo chảy nước mắt hoặc tiết dịch vàng, xanh.
Thường thấy chói mắt, giảm thị lực dẫn đến trẻ hay nheo mắt, chớp hoặc dụi mắt khi nhìn.
Đôi khi xuất hiện cả triệu chứng: ho, sốt, nổi hạch,...
Trẻ bị viêm kết mạc cần được vệ sinh mắt sạch sẽ kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Mắt lác
Mắt lác (hay mắt lé) xảy ra khi trục mắt của trẻ bị lệch, cơ vận nhãn bị mất cân bằng do tổn thương thần kinh khiến hướng nhìn của trẻ bị thay đổi. Bệnh lý này có thể xảy ra do: di truyền, cấu tạo bẩm sinh bất thường hoặc các tổn thương nghiêm trọng ở thần kinh, não.
Để nhận biết tình trạng mắt lác ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau:
Hai mắt không thể nhìn thẳng hàng mà thường nhìn về hướng khác nhau.
Trẻ nheo mắt liên tục kết hợp chớp mắt thường xuyên khi có ánh sáng mạnh kích thích.
Thường xuyên quay hoặc nghiêng đầu khi nhìn một vật.
Để khắc phục chứng mắt lác ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi khám để được hướng dẫn đeo kính kết hợp dùng thuốc hỗ trợ hoặc làm phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn.
2. Trẻ nheo mắt liên tục: Khắc phục càng sớm càng tốt!
Theo các chuyên gia, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc trẻ nheo mắt liên tục cũng làm tăng áp lực lên thủy tinh thể, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục tình trạng biện pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Một trong những phương pháp bảo vệ mắt tự nhiên và an toàn là thông qua nhóm dưỡng chất tốt cho mắt gồm: EPA, DHA, vitamin A - E, lutein và zeaxanthin. Những hoạt chất này giúp tạo ra hàng loạt tác động có lợi cho đôi mắt của trẻ như:
DHA và EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện những tế bào mắt đang bị tổn thương hoặc chưa phát triển hoàn thiện.
Vitamin A và Vitamin E sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi của những tế bào mắt tổn thương bởi tác động từ môi trường như: ánh sáng xanh, bụi bẩn, vi khuẩn,...
Lutein và zeaxanthin giúp hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh, ức chế quá trình oxy hóa, ngăn thoái hóa điểm vàng.
Neo Kids và Oralux là lựa chọn hàng đầu khi trẻ bị nheo mắt thường xuyên
Được biết, Neo Kids và Oralux là Bộ đôi sáng mắt được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay để hỗ trợ bảo vệ thị lực cho trẻ. Bộ sản phẩm được bào chế dưới dạng siro dễ dùng, tăng hấp thu, đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ.
Đáng chú ý, Neo Kids và Oralux có thành phần hoàn toàn tự nhiên, được nhập khẩu từ châu Âu. Bộ sản phẩm cũng đã được phân phối tại các hệ thống trên toàn quốc. Quý phụ huynh cần tìm hiểu thêm về sản phẩm có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Trên đây là trình bày chi tiết về nguyên nhân trẻ nheo mắt. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh tiếp cận rõ ràng hơn với vấn đề của con và tìm được giải pháp phù hợp. Nếu cần tư vấn chi tiết về tình trạng của bé, cha mẹ có thể liên hệ qua Hotline 1900 636 985 để được chuyên gia hỗ trợ.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.