Mỏi mắt ở trẻ: “Tất tần tận” những điều mẹ cần biết!

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay” - Đôi mắt sáng khỏe chính là tài sản quý giá của một người. Vì lẽ đó, không ít các bậc phụ huynh tỏ ra vô cùng lo lắng khi con có triệu chứng nhức mỏi, khó chịu ở mắt. Vậy, mỏi mắt ở trẻ có nguy hiểm không và làm thế nào khắc phục? Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây mỏi mắt ở trẻ

Trong hầu hết trường hợp, mỏi mắt ở trẻ xảy ra khi mắt trẻ hoạt động quá mức, tập trung ở cường độ cao liên tục trong thời gian dài mà không được thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt mà trẻ đang mắc phải.

1.1 Nguyên nhân sinh lý

Bất cứ hoạt động nào đòi hỏi mắt phải hoạt động nhiều, tập trung cao độ đều có thể gây nên tình trạng mỏi mắt ở trẻ. Điển hình như: 

  • Căng thẳng: Khi trẻ ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, các cơ trên cơ thể có xu hướng co lại, bao gồm cả cơ mí mắt và cơ quanh mắt. Tình trạng này khiến mắt có cảm giác nhức mỏi và khó chịu.

  • Tiếp xúc với thiết bị điện tử: Thói quen xem tivi, điện thoại, máy tính,... liên tục trong thời gian dài khiến các cơ mắt không được nghỉ ngơi. Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử làm tế bào võng mạc bị tổn thương, rối loạn điều tiết mắt dẫn đến mỏi mắt.

  • Học tập - sinh hoạt trong môi trường thiếu sáng: Trong điều kiện này, mắt phải liên tục điều tiết để có thể nhìn rõ vật. Điều này dẫn đến mắt rơi vào trạng thái quá tải, dễ bị nhức mỏi mắt.

  • Thiếu ngủ: Ở trẻ thiếu ngủ, các cơ quanh mắt không đủ thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, quá trình điều tiết mắt diễn ra liên tục gây ra tình trạng nhức mỏi, khó chịu ở mắt.

  • Thiếu nước: Khiến vùng da quanh mắt trở nên nhạy cảm, ảnh hưởng đến độ căng của của các cơ quanh mắt gây cảm giác mỏi mắt.

  • Kích thích từ môi trường: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng không phù hợp có thể tạo ra kích thích khiến mắt trẻ dễ bị nhức mỏi.


Mỏi mắt ở trẻ có thể do nguyên nhân sinh lý

Theo các chuyên gia, mỏi mắt sinh lý ở trẻ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực đến thị lực của con.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Không ít trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng mỏi mắt ngay cả khi mắt không hoạt động quá lâu hay phải tập trung trong thời gian dài. Lúc này, cha mẹ cần nghĩ ngay đến các bệnh lý về mắt dưới đây:

  • Khô mắt: Do sự suy giảm lượng nước mắt và chức năng của phim nước mắt. Tình trạng khiến trẻ phải chớp mắt, nháy mắt và tăng điều tiết mắt dẫn đến cảm giác nhức mỏi mắt.

  • Đục thủy tinh thể: Làm giảm độ mềm dẻo của thủy tinh thể, giảm khả năng điều tiết mắt. Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý ánh sáng đến mắt, gây giảm thị lực và khiến mắt hay bị nhức mỏi, nhìn mờ.

  • Thoái hóa điểm vàng: Xảy ra khi tế bào võng mạc bị tổn thương và suy yếu dẫn đến suy giảm thị lực. Tình trạng này khiến mắt phải tăng điều tiết để nhìn rõ vật, gây cảm giác nhức mỏi mắt, nhìn mờ vùng trung tâm và thấy vật méo mó.

  • Tật khúc xạ: Trẻ bị cận thị, loạn thị và viễn thị,... thường gặp vấn đề với khả năng điều tiết mắt, khô mắt dẫn đến dễ bị nhức mỏi mắt. Những trẻ này thường gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách gần hoặc xa, hình ảnh vật bị mờ hoặc méo mó.


Mắc tật khúc xạ cũng khiến trẻ dễ bị mỏi mắt

Theo các chuyên gia, trẻ bị mỏi mắt do bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể tiến triển sang những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nhìn sau này của con. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong trường hợp này.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mỏi mắt

Ở những trẻ lớn, các con có thể trực tiếp chia sẻ cùng cha mẹ khi cảm giác nhức mỏi mắt xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu. Tuy nhiên, những trẻ nhỏ hơn thường có xu hướng mải chơi nên sẽ dễ dàng bỏ qua vấn đề này. Đây là lý do khiến không ít bậc phụ huynh bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để can thiệp và phục hồi thị lực giúp con.


Trẻ mỏi mắt dễ bị mệt mỏi khi phải nhìn tập trung

Vậy, có cách nào để nhận ra mỏi mắt ở trẻ ở giai đoạn sớm không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận diện được tình trạng này:

  • Trẻ kêu đau, nhức mỏi, cộm ngứa hoặc cảm giác khó chịu ở mắt.

  • Trẻ dụi mắt liên tục khiến mắt bị đỏ hoặc chảy nước mắt.

  • Mắt trẻ khó nhìn tập trung, nếu phải nhìn lâu sẽ xuất hiện hiện tượng nháy mắt, chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục.

  • Trẻ hay chớp mắt, dụi mắt nhiều hơn bình thường do mắt bị khô.

  • Trẻ sợ sự thay đổi ánh sáng đột ngột hoặc tiếp xúc với nguồn sáng mạnh do mắt bị tăng nhạy cảm với ánh sáng.

  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, phản xạ mắt chậm sau khi xem thiết bị điện tử hoặc học bài.

  • Trẻ có xu hướng dịch chuyển vật lại gần hoặc ra xa hơn sau một thời gian tiếp xúc do mắt bị mỏi, giảm khả năng điều tiết.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện mỏi mắt, cha mẹ cũng không nên vì vậy mà quá hoang mang lo lắng hay mắng nhiếc trẻ. Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, đánh giá lại thói quen sinh hoạt và hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Sau đó, xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học.

Trong thời gian điều chỉnh, cha mẹ cần tiếp tục đánh giá tình trạng mỏi mắt ở trẻ. Sau khoảng 5 - 7 ngày thực hiện, nếu các triệu chứng của con không có dấu hiệu cải thiện hay biến mất, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa.

3. Trẻ bị mỏi mắt có nguy hiểm không?

Mỏi mắt ở trẻ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu mỏi mắt do sinh lý, cha mẹ có thể tạm thời an tâm bởi việc phục hồi hoàn toàn thị lực không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu trẻ mỏi mắt do nguyên nhân bệnh lý và không được điều trị kịp thời, những ảnh hưởng thị giác có thể kéo dài vĩnh viễn.


Mỏi mắt ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và hiệu quả học tập của trẻ

Một số ảnh hưởng tiêu cực trẻ có thể gặp phải khi bị mỏi mắt kéo dài gồm:

  • Giảm hiệu quả học tập: Mỏi mắt khiến trẻ không thể tập trung lâu, khó tiếp thu kiến thức liền mạch làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

  • Kỹ năng mềm kém: Trẻ hay mỏi mắt thường gặp vấn đề trong việc giao tiếp mắt, thể hiện sự tự tin, ngại giao tiếp với mọi người hay tham gia hoạt động tập thể. Bởi vậy, các kỹ năng như: giao tiếp, phân tích, quan sát,.. của trẻ sẽ kém hơn.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Ảnh hưởng tiêu cực của đôi mắt đến đời sống sinh hoạt, học tập và vui chơi khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, cáu bẳn và khó kiểm soát cảm xúc của mình.

  • Viêm kết mạc: Đau mỏi mắt kéo dài kèm theo phản xạ dụi mắt có thể trở thành nguyên nhân khiến mắt sưng tấy, nhiễm trùng dẫn đến bệnh lý viêm kết mạc.

  • Suy giảm thị lực: Trẻ bị đau mắt do các tật khúc xạ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực nhanh chóng, rất khó khôi phục hoàn toàn dù có can thiệp điều trị sau đó.

  • Nguy cơ mù lòa: Các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể không chỉ gây mỏi mắt đơn thuần. Tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc trong mắt, tiến triển đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

4. Mỏi mắt ở trẻ: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp mỏi mắt ở trẻ đều do nguyên nhân sinh lý và có thể được cải thiện sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ vẫn không thể ngừng lo lắng vì phân biệt được mỏi mắt sinh lý và bệnh lý ở trẻ.


Trẻ cần gặp bác sĩ nếu khả năng nhìn giảm dần

Dưới đây là một số dấu hiệu gợi ý tình trạng mỏi mắt bất thường, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ:

  • Triệu chứng mỏi mắt kéo dài, không cải thiện sau khi cha mẹ đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học cho con.

  • Trẻ xuất hiện đồng thời nhiều dấu hiệu bất thường ở mắt gồm: đau mắt, mắt sưng đỏ, phù nề, chảy nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, mắt đóng gỉ,....

  • Trẻ từng có bệnh sử như: viêm kết mạc, cận thị, viễn thị, loạn thị, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, đau mắt do biến chứng của các bệnh lý khác (tiểu đường, sỏi mật,...),...

  • Trẻ mỏi mắt nhưng vẫn phải duy trì lịch học tập trên các thiết bị điện tử trong thời gian dài.

  • Thị lực suy giảm rõ rệt, nhìn vật bị mờ, xuất hiện các điểm đen trong mắt hay nhìn mờ ở khoảng trung tâm.

5. Cha mẹ cần làm gì khi con bị mỏi mắt?

Hầu hết cha mẹ đều rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng khi phát hiện con có dấu hiệu mỏi mắt. Không ít người vì quá lo lắng mà phát sinh tâm lý nóng giận, quát mắng và ngăn cấm hoàn toàn thói quen sinh hoạt cũ của con. Điều này có thể khiến trẻ nảy sinh phản xạ chống đối, không tốt cho cho tâm lý của con.

Vì lý do này, các chuyên gia khuyên phụ huynh cần bình tĩnh xử lý trong trường hợp này. Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ có con bị mỏi mắt.

5.1 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, loại bỏ những thói quen xấu giúp đôi mắt của trẻ được nghỉ ngơi điều độ, tránh hoạt động quá mức. Đây là một trong những điều quan trọng nhất giúp cải thiện tình trạng mỏi mắt ở trẻ.


Cho con hoạt động ngoài trời nhiều hơn

Những chú ý cụ thể về chế độ sinh hoạt khi trẻ bị mỏi mắt gồm:

  • Giảm thời lượng tiếp xúc với thiết bị điện tử của trẻ. Cha mẹ nên thực hiện giảm từ từ, tránh việc cắt đột ngột khiến con nảy sinh tâm lý chống đối.

  • Điều chỉnh khoảng cách khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đảm bảo cách mắt tối thiểu 25 - 35cm đối với thiết bị cầm tay và cách 3 - 4 lần đường chéo màn hình với thiết bị tại chỗ.

  • Cung cấp đủ ánh sáng cho các không gian học tập, vui chơi của trẻ, ưu tiên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.

  • Thiết lập thời gian biểu cho các hoạt động: học tập - vui chơi ăn uống - nghỉ ngơi cho trẻ, đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để mắt trẻ bị căng thẳng.

  • Điều chỉnh tư thế khi ngồi học của trẻ, đảm bảo mắt nhìn thẳng và khoảng cách đến sách và vở tối thiểu là 35cm để giảm căng thẳng cho mắt.

  • Vệ sinh mắt mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, hạn chế tình trạng viêm, tổn thương mắt.

  • Tăng thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời. Cha mẹ có thể vui chơi cùng con hoặc đăng ký các hoạt động ngoại khóa để giảm căng thẳng cho trẻ, giúp mắt trẻ được nghỉ ngơi tốt nhất.

  • Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề ở mắt và có phương pháp khắc phục phù hợp, kịp thời.

Trong thời gian đầu, trẻ có thể chưa thích nghi và không chịu hợp tác với chế độ sinh hoạt mới. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con hiểu, đồng hành cùng con để tạo hứng thú và giúp con dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, việc đồng hành cùng con cũng giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi được tình trạng mỏi mắt có cải thiện hay không.

5.2 Áp dụng các bài tập cho mắt

Các bài tập tại nhà cho mắt giúp thư giãn mắt, cải thiện khả năng điều tiết từ đó giảm tình trạng nhức mỏi mắt, hỗ trợ khôi phục thị lực. Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà cha mẹ có thể dễ dàng hướng dẫn cho con.

Bài tập nhìn bút chì

Theo các chuyên gia, bài tập bút chì giúp rèn luyện khả năng điều tiết mắt ở các khoảng cách khác nhau, qua đó cải thiện thị lực và tăng cường khả năng tập trung của mắt.


Bài tập nhìn bút chì giúp khắc phục tình trạng mỏi mắt ở trẻ

Cách thực hiện bài tập bút chì như sau:

  • Cha mẹ sử dụng một chiếc bút chì, đặt cách mắt khoảng 20 - 30cm và yêu cầu trẻ tập trung nhìn trong khoảng 10 - 15 giây.

  • Sau đó, để trẻ nhìn mắt ra chỗ khác trong 10 - 15 giây để mắt nghỉ ngơi.

  • Hướng dẫn trẻ tiếp tục nhìn vào bút chì trong 10 - 15 giây.

  • Lặp lại quá trình này khoảng 5 - 10 lần cho mỗi lần tập.

Chú ý: Cha mẹ cần giữ hướng nhìn thẳng giúp con. Nếu con cảm thấy khó chịu, cha mẹ có thể cho bé nghỉ trong vài phút trước khi bắt đầu lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Bài tập đảo mắt

Bài tập đảo mắt giúp tăng hoạt động của các cơ quanh mắt, điều chỉnh độ sâu, độ linh hoạt và giảm tình trạng mỏi mắt.


Cha mẹ có thể kết hợp thêm bài tập đảo mắt mỗi ngày

Cách thực hiện bài tập này như sau:

  • Cha mẹ hướng dẫn trẻ đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lưng, giữ tư thế thoải mái.

  • Điều chỉnh mắt trẻ nhìn thẳng về phía trước, từ từ đưa ngón tay cách mắt khoảng 15 - 20cm.

  • Di chuyển ngón tay lần lượt sang trái rồi sang phải, đồng thời di chuyển mắt nhìn theo ngón tay. Giữ khoảng 2 - 3 giây trước khi đổi hướng khác.

  • Lặp lại khoảng 10 lần cho mỗi lần tập.

Bài tập chớp mắt

Bài tập chớp mắt giúp giảm căng thẳng cho các cơ mí mắt và quanh mắt, điều chỉnh độ sâu của mắt và cải thiện tình trạng mỏi mắt.

Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Cho trẻ ngồi hoặc đứng thẳng trong tư thế thoải mái.

  • Hướng dẫn trẻ nhắm mắt khoảng 2 - 3 giây rồi mở mắt và chớp liên tục trong 10 - 15 giây.

  • Để mắt trẻ nghỉ ngơi trong khoảng 5 - 10 giây trước khi lặp lại.

  • Lặp lại khoảng 5 - 10 lần cho mỗi lần tập.

5.3 Bổ sung dưỡng chất phục hồi mắt

Tình trạng mỏi mắt ở trẻ có thể được cải thiện nhanh hơn nếu cha mẹ kết hợp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt hàng ngày. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng bảo vệ và phục hồi thị lực của trẻ nhanh hơn:

  • Vitamin A: Là thành phần tạo ra sắc tố võng mạc, giúp mắt điều tiết tốt hơn. Bên cạnh đó, vitamin A còn  gia cấu tạo phim nước mắt, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng khô mắt. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong: gan động vật, các loại củ quả có màu cam hoặc đỏ.

  • Vitamin E: Là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Vitamin E được tìm thấy trong: các loại hạt khô, quả bơ, quả bí, cá hồi, tôm,...

  • DHA: Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào võng mạc, thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện tế bào mắt. DHA có nhiều trong các loại cá béo, tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà,...

  • EPA: Có hoạt tính chống viêm, giúp phòng ngừa và hỗ trợ giải quyết tình trạng viêm, nhiễm trùng ở mắt hiệu quả. Người ta tìm thấy EPA trong các thực phẩm như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá vược, cá cơm, hàu,....

  • Lutein: Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt như: loạn thị, viễn thị, cận thị và chống mỏi mắt. Ngoài ra, lutein còn làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể. Lutein có nhiều trong: rau họ cải, bí mùa đông, bắp vàng, đậu xanh, cà rốt,...

  • Zeaxanthin: Hoạt động ở vị trí trung tâm của mắt (macula và fovea) giúp xây dựng lá chắn sắc tố bảo vệ tế bào mắt khỏi ánh sáng xanh. Dưỡng chất này được tìm thấy trong: cải xoăn, cải bắp, cải bẹ, bắp vàng, cà rốt, bí Nhật,...

Để việc bổ sung dưỡng chất cho hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên thực hiện xây dựng thực đơn hàng tuần cho con để dễ dàng phân loại và kiểm soát lượng thực phẩm. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là hiệu quả chậm tùy thuộc vào hàm lượng dưỡng chất cũng như khả năng ăn uống của bé.


Bộ đôi Neo Kids và Oralux tốt cho trẻ bị mỏi mắt

Để khắc phục vấn đề này, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chuyên biệt, giúp bổ sung hàm lượng dưỡng chất cho hiệu quả cao và nhanh hơn. Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux là sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực bởi các ưu điểm như:

  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình phát triển hoàn thiện, phục hồi tổn thương và bảo vệ mắt gồm: DHA/ EPA, Vitamin A/ Vitamin E, Lutein/ Zeaxanthin.

  • Phân liều rõ ràng, bổ sung đầy đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết theo từng độ tuổi của trẻ.

  • Dạng bào chế siro dễ dùng, phù hợp với trẻ.

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ y tế cấp phép lưu hành.

  • Được tin dùng tại 20 quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, Neo Kids và Oralux đã được phân phối tại các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Cha mẹ có thể tham khảo điểm bán gần mình nhất TẠI ĐÂY. 

Trên đây là bài viết tổng quan về tình trạng mỏi mắt ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho quý phụ huynh đầy đủ thông tin để có thể phát hiện và kịp thời xử lý, giúp con nhanh chóng khắc phục được tình trạng này. Nếu có thắc mắc liên quan đến sức khỏe đôi mắt của con, cha mẹ có thể tìm kiếm hỗ trợ của chuyên gia thông qua tổng đài 1900 636 985.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.