Mục lục
1. Lác mắt ở trẻ là bệnh gì?
Mắt lác (hay mắt lé) là hiện tượng hai mắt không nhìn thẳng hàng, tầm nhìn của mắt thay đổi theo các hướng khác nhau. Một bên mắt vẫn có thể nhìn thẳng trong khi mắt kia lại chỉ nhìn vào bên trong, ra ngoài, lệch lên trên hoặc xuống dưới. Sự dịch chuyển hướng nhìn này có thể xảy ra một cách cố định hoặc luân phiên.
Trẻ em là đối tượng phổ biến bị lác mắt
Có 2 kiểu lác mắt ở trẻ thường gặp, đó là lác trong và lác ngoài:
Lác trong: Mắt nhìn lệch vào bên trong, thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị lác trong sẽ không thể nhìn đồng thời bằng cả hai mắt. Khi trẻ tập trung để nhìn rõ vật thì cả 2 mắt sẽ hướng vào trong. Sự di chuyển hướng nhìn có thể xảy ra khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa, ở gần hoặc cả hai.
Lác ngoài: Là tình trạng mắt nhìn hướng ra ngoài thường xuất hiện khi trẻ nhìn xa. Bố mẹ có thể xác định được tình trạng này khi thấy con liếc mắt một bên.
2.Nguyên nhân gây mắt lác ở trẻ
Bình thường mắt trẻ có 6 cơ mắt (bao gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo) tham gia vào nhiệm vụ điều chỉnh các hoạt động di chuyển vào trong, ra ngoài, xuống dưới, lên trên hay xoay vào trong, ra ngoài. Khi các cơ hoạt động đồng thời, phối hợp với nhau sẽ giúp cho hai mắt tập trung nhìn vào cùng một điểm.
Khi có sự mất cân bằng của các cơ vận nhãn do tổn thương trực tiếp tại các cơ hoặc dây thần kinh chi phối sẽ dẫn đến hiện tượng lác mắt.
Một số bệnh lý tại mắt như: đục thủy tinh thể, liệt cơ vận nhãn,...cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng mắt lác ở trẻ, bao gồm:
Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có người bị lác mắt thì trẻ sẽ có khả năng mắc phải.
Trẻ mắc các tật khúc xạ: Những đối tượng bị viễn thị nếu không được điều trị sớm thì nguy cơ dẫn đến mắt lác cũng sẽ cao hơn.
Trẻ có bệnh lý nền như Down, bại não, chấn thương sọ não,...khả năng bị lác mắt cao.
3.Dấu hiệu mắt lác ở trẻ em
Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện hiện tượng lác mắt ở trẻ thông qua hoạt động quan sát hàng ngày. Dấu hiệu lác ở trẻ điển hình đó là tình trạng hai mắt trẻ nhìn vào các hướng khác nhau bao gồm hướng trong, hướng ngoài, hướng lên và hướng xuống. Với mỗi hướng nhìn sẽ có đặc điểm khác nhau, cụ thể:
Hướng trong: Một hoặc cả 2 mắt trẻ nhìn hướng về phía mũi, thường chiếm tỷ lệ 2 - 4% ở trẻ.
Hướng ngoài: Khi nhìn, nhãn cầu của cả hai mắt hướng ra ngoài về phía tai, chiếm khoảng 1 - 1,5% trường hợp.
Hướng lên: Hai mắt không cân xứng, mắt bị lác thường ở vị trí cao hơn bên còn lại.
Hướng xuống: Ngược lại với kiểu hướng lên, vị trí mắt bị tổn thương sẽ ở thấp hơn bên bình thường.
Các loại lác mắt thường gặp
Ngoài ra, bố mẹ có thể phát hiện sớm hiện tượng lác mắt ở trẻ thông qua một số phương pháp kiểm tra dưới đây:
Trẻ thường xuyên nheo mắt, chớp mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng chói hoặc quay đầu, nghiêng đầu để nhìn rõ vật.
Đứng đối diện và tập trung nhìn vào mắt trẻ, nếu hai mắt trẻ có biểu hiện không đối xứng thì có thể nghi ngờ bị lác.
Quan sát kỹ cách nhìn vào một vật nào đó của trẻ xem có bị lệch sang một bên hay không.
Che một bên mắt và làm tương tự với bên còn lại rồi quan sát xem khi bỏ tay ra phần nhãn cầu có di chuyển bình thường hay không.
Đưa ra một bài toán xếp thẳng hàng dọc một đồ vật nào đó. Nếu con gặp khó khăn khi thực hiện điều này thì có thể mắt con đang gặp vấn đề.
4.Trẻ bị lác mắt có nguy hiểm không?
Lác mắt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực ở mắt nhìn lệch. Theo cơ chế tự nhiên, não bộ chỉ ghi nhận hình ảnh từ mắt nhìn thẳng còn loại trừ hình ảnh ở mắt nhìn lệch. Do đó trẻ bị lác mắt thường có biểu hiện đi đứng loạng choạng và dễ té ngã. Mắt lác kéo dài khiến thị lực trẻ giảm sút khi nhìn, nặng hơn là gây rối loạn cơ vận nhãn, giảm thị lực và nhược thị. Đặc biệt trẻ khó phân biệt được khoảng cách gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sau này. Các nghiên cứu đã chứng minh, có đến 50% số trẻ bị lác sẽ có bị giảm thị lực.
Chính vì thế, bố mẹ nên theo dõi để phát hiện và điều trị sớm hiện tượng này tránh để lại những hậu quả lác ở trẻ gây ra.
Lác mắt không điều trị sớm có thể làm giảm thị lực ảnh hưởng đến học tập
5.Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?
Lác mắt bẩm sinh không chỉ gây ảnh hướng đến khả năng nhìn mọi thứ xung quanh mà còn mất thẩm mỹ cho trẻ. Hiện nay có nhiều bố mẹ vẫn lo lắng không biết lác mắt có chữa được không. Theo chuyên gia cho biết, tình trạng lác mắt có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau có thể kể đến như: chỉnh quang, chỉnh thị, mổ mắt để điều chỉnh tình trạng lệch trục nhãn cầu. Tuy nhiên khả năng thành công còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian mắc bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, lác mắt ở trẻ nếu được điều trị sớm trước 3 - 4 tuổi thì tỷ lệ thành công lên tới 92% còn từ 6 - 8 tuổi là 62% bởi để lâu mắt sẽ thành tật khó có khả năng hồi phục nữa.
6.Điều trị mắt lác ở trẻ
Dựa vào từng mức độ tổn thương khác nhau sẽ có tỷ lệ phục hồi khác nhau. Cách chữa mắt lác ở trẻ em gồm 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
6.1. Chỉnh kính
Đây là giai đoạn quan trọng trong điều trị lác mắt. Việc điều chỉnh kính sẽ giúp hình ảnh được rõ nét và cải thiện tình trạng nhìn lệch của thị giác 2 mắt.
Chỉnh kính ở trẻ viễn thị:Trẻ dưới 2 tuổi bị lác kèm theo viễn thị thì cần điều chỉnh kính khi viễn thị 2 độ. Bình thường chỉ cần chỉnh kính khi viễn thị 4 độ nếu không kèm theo lác.
Chỉnh kính ở trẻ loạn thị: Chỉnh kính khi trẻ loạn thị từ 1 độ trở lên có kèm theo loạn thị.
Trẻ cận thị: Nếu trẻ dưới 2 tuổi bị cận thị từ 5 độ trở lên thì cần được chỉnh kính. Còn đối với trẻ 2 - 4 tuổi bị mắt lác kèm theo cận thị thì cần chỉnh kính khi cận 3 độ.
Nhược thị do lác mắt nếu được điều trị sớm thì khả năng phục hồi tốt. Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây;
6.2. Phương pháp bịt mắt
Đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Dùng băng mắt hoặc miếng vải sẫm màu hình bầu dục, hai đầu có dây để quấn quanh đầu. Trẻ đã đeo kính có thể dùng băng dán có màu đục dán lên mắt kính. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả bên mắt lác và mắt lành.
Bịt mắt lành: Khi bịt mắt lành bắt buộc mắt lá phải làm việc liên tục, từ đó giúp thị lực phục hồi nhanh chóng. Thời gian bịt có thể kéo dài 3 - 6 ngày/tuần. Trong quá trình điều trị bố mẹ cần lưu ý đề phòng nhược thị ở mắt lành.
Bịt mắt bị lác: Trẻ bị nhược thị kèm định thị trung tâm thì bố mẹ nên buộc mắt lác liên tục nhiều tuần.
Bịt mắt luân phiên, mỗi ngày một mắt để cân bằng cả hai bên.
Cải thiện thị lực cho trẻ bằng cách bịt mắt lành hoặc mắt lác
6.3. Điều trị bằng thuốc
Trường hợp trẻ bị lác mà không thể đeo kính thì có thể dùng thuốc có tác dụng làm co đồng tử để làm giảm nhu cầu điều tiết mắt khi nhìn gần. Thuốc điều trị thường được bác sĩ chỉ định là ecothiopat iodua 0,125% (1 lần/ngày) hoặc pilocarpin 4%(4 lần/ngày) trong 6 tuần. Khi sử dụng thuốc bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng tránh gây các tác dụng không mong muốn.
6.4. Phẫu thuật mắt lác ở trẻ
Nếu trẻ không đáp ứng với á phương pháp điều trị ở trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định mổ mắt lác. Phương pháp này giúp điều chỉnh sự cân bằng của các cơ bám trên mắt - nguyên nhân cốt lõi dẫn đến lác mắt. Khi phẫu thuật mổ mắt lác, cơ vận động nhãn cầu sẽ được dịch chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn, giúp tăng cường hoặc làm yếu đi. Đây là thủ thuật đơn giản, thời gian kéo dài khoảng 20 - 40 phút, trẻ có thể về luôn sau khi mổ. Mổ lác nên được thự hiện sớm để có kết quả tốt, tránh để tổn thương kéo dài bởi lá càng nặng càng khó điều trị và tỷ lệ thành công thấp.
Sau khi phẫu thuật, bố mẹ cần vệ sinh mắt cho con bằng cách dùng nước lọc hoặc nước khoáng và cần lưu ý rửa mặt khăn riêng. Thường xuyên rửa tay cho trẻ và hạn chế để trẻ dùng tay dụi mắt tránh gây nhiễm trùng.
Với trẻ bị lác nhẹ, bố mẹ chỉ cần áp dụng các bài tập luyện mắt 10 phút mỗi ngày để làm giảm bớt các triệu chứng.Tiến hành chấm hoặc tô một chấm tròn lên trên tường sáng màu rồi bị một mắt của trẻ, mắt kia để nhìn vào chấm tròn đã vẽ để tập trung thị lực vào một điểm trong vòng 5 - 10 phút. Bởi vì việc nhìn quá lâu sẽ khiến mắt bị mỏi và mờ.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực định kỳ để phát hiện điều trị sớm
7.Biện pháp chăm sóc trẻ khi bị lác mắt
Trong quá trình điều trị lác mắt cho trẻ, bố mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp để phục hồi nhanh chóng và không bị tái phát.
7.1. Điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên vui chơi ngoài trời và tăng cường luyện tập thể dục thể thao sau những buổi học căng thẳng. Bố mẹ nên dành thời gian vùi hơi, trò chuyện với trẻ nhiều hơn để trẻ tránh xem tivi điện thoại quá nhiều. Luyện cho trẻ thói quen nhìn xa để kích thích hoạt động thị giác, từ đó tăng thị lực cho trẻ.
7.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Bố mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm bổ mắt giúp tăng cường thị lực, từ đó làm giảm nguy cơ gây các tật khúc xạ do lác gây ra, bao gồm:
Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là loại vitamin có tác dụng bảo vệ giác mạc và hạn chế triệu chứng mỏi mắt hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như: trứng, sữa, gan động vật, cá chép, súp lơ xanh, đu đủ, cà rốt,...
Thực phẩm giàu omega - 3: Omega 3 là một loại axit béo rất quan trọng đối với cơ thể, gồm 3 loại chính là DHA, EPA và DPA. Trong đó DHA rất cần thiết cho cấu tạo võng mạc, bảo vệ mắt luôn khỏe và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Thực phẩm giàu vitamin E và selenium từ các loại hạt như đậu nành, đậu phộng có tác dụng bảo vệ võng mạc.
Thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin: Đây là hai thành phần tham gia vào cấu tạo võng mạc và điểm vàng, giúp hình ảnh có màu sắc và rõ nét hơn. Đặc biệt, hai thành phần này còn có vai trò hấp thu và loại bỏ tia UV từ ánh sáng mặt trời và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử bảo vệ mắt khỏi sự thoái hóa.
Thực phẩm giàu vitamin A, omega 3 rất tốt cho mắt
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm bổ sung có kết hợp các thành phần có lợi cho mắt. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa sản phẩm Omega-3 DHA và thuốc nhỏ mắt Oralux (chứa lutein và zeaxanthin), bộ đôi Neo kids là “trợ thủ đắc lực” của bố mẹ nhằm bảo vệ đôi mắt trẻ luôn khỏe mạnh, tinh anh. Xem chi tiết sản phẩm, TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, bố mẹ cần sắp xếp thời gian đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra mắt định kỳ để có phương án chăm sóc và điều trị sớm những bất thường tránh biến chứng nguy hiểm.
Điều trị mắt lác ở trẻ là việc tương đối đơn giản nhưng nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của con. Chính vì thế bố mẹ hãy chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ đến hotline 1900636985, chuyên gia Neo Kids sẽ giải đáp sớm nhất!
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.