Mục lục
1. Điểm danh 3 hậu quả lác mắt ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng
Lác mắt là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ, có đến 3% trẻ mắc phải căn bệnh này. Và nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể mất đi một phần thị lực. Dưới đây là 3 hậu quả mà trẻ có thể gặp phải:
1.1. Suy giảm thị lực do lác mắt
Để thị lực có thể phát triển tốt thì ngay từ khi còn nhỏ chúng ta cần có sự phối hợp của cả 2 mắt khi nhìn. Tuy nhiên khi bị lác sẽ gây ra sự lệch trục so với hướng song song của ánh nhìn bình thường. Do đó, não bộ sẽ có xu hướng tập trung vào hình ảnh thu được từ mắt nhìn thẳng và loại trừ hình ảnh từ mắt nhìn lệch.
Nếu tình trạng này vẫn cứ diễn ra thì thị lực của bên mắt bị lệch có thể sẽ ngày 1 giảm đi, hoặc thậm chí có thể mất thị lực. Giảm thị lực do lác mắt xuất hiện ở khoảng một nửa số trẻ bị lác mắt.
Giảm thị lực có thể được điều chỉnh bằng cách che hoặc làm mờ mắt bình thường để tăng cường hoặc cải thiện thị lực ở mắt nhìn kém. Nếu lác mắt phát hiện được trong một vài năm đầu đời, việc điều trị thường thành công. Nếu trì hoãn điều trị, giảm thị lực có thể trở thành vĩnh viễn. Về nguyên tắc, điều trị lác càng sớm thì thị lực càng được cải thiện.
Suy giảm thị lực là hậu quả mà lác mắt ở trẻ gây ra
1.2. Lác mắt gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của trẻ
Mất thẩm mỹ là một trong những hậu quả dễ nhìn thấy nhất khi trẻ bị lác. Điều này khiến cho các bé cảm thấy mất tự tin với các bạn đồng trang lứa. Nhất là khi học tập, tham gia các hoạt động xã hội hoặc công việc cần tới giao tiếp.
Đặc biệt, khi bị lác sẽ dẫn tới hậu quả là suy giảm thị lực ở một bên mắt. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong tương lai khi muốn làm một số nghề nghiệp đòi hỏi thị giác hai mắt tốt (lắp ráp máy móc, dùng kính hiển vi, vận động viên thể thao, cảnh sát…). Từ đó khiến trẻ buồn và tự ti.
1.3. Gây nguy hiểm cho trẻ
Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật, do đó bước hụt chân cầu thang
Khi bị lác trẻ rất dễ vấp ngã do khiếm khuyết về thị lực
2. Vậy nguyên nhân nào gây lác mắt ở trẻ?
Từ những hậu quả do lác mắt ở trẻ gây ra, chắc hẳn các bậc phụ huynh đều lo lắng, không biết bệnh lác mắt bắt nguồn từ đâu. Trên thực tế, lác ở trẻ đa phần là do bẩm sinh hoặc do các bệnh lý về mắt gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này, các phụ huynh có thể tham khảo:
Bất thường ở cơ vận nhãn: Tình trạng này thường đến từ những trẻ được sinh ra trong gia đình có người thân, đặc biệt là cha mẹ bị lác mắt bẩm sinh; Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân hơn bình thường ( do cấu tạo mắt chưa hoàn thiện ); Trẻ đã từng phẫu thuật điều trị các bệnh về mắt.
Bất thường ở các dây thần kinh: Các cơ của mắt đều được điều khiển bởi các dây thần kinh số 3, 4, 6. Do đó khi các dây thần kinh này bị tổn thương (do tai nạn, bệnh lý, do phẫu thuật ) sẽ dẫn tới rối loạn chức năng của các cơ vận nhãn, từ đó gây ra hậu quả lắc mắt ở trẻ.
Các vấn đề ở thần kinh trung ương: Một số vấn đề như: não úng thủy, bại não, Down, u não, hội chứng Crouzon,... ở hệ thần kinh trung ương sẽ làm tăng nguy cơ lác mắt ở trẻ.
Các yếu tố khác: Trẻ bị các tật khúc xạ bẩm sinh, bị các bệnh lý suy giảm thị lực,..
3. Những dấu hiệu nhận biết lác mắt ở trẻ ngay từ sớm
Bệnh lác mắt ở trẻ em nếu được điều trị càng sớm, tuổi đời càng nhỏ thì cơ hội khỏi bệnh sẽ cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ được điều trị lác trước 3-4 tuổi thì tỷ lệ thành công là 92%, từ 6-8 tuổi tỷ lệ thành công đạt 62%, nếu để lâu hơn, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu mà phụ huynh cần chú ý nếu nghi ngờ trẻ bị lác:
3.1. Dấu hiệu lác trong ở trẻ
Đây là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh khi mắt có xu hướng nhìn lệch vào trong. Khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ không thể nhìn đồng thời cả 2 mắt.
Lác trong tức là mắt nhìn lệch vào trong, là dạng hay gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ bị lác trong không thể nhìn đồng thời bằng cả 2 mắt. Lác trong do điều tiết là loại lác trong hay gặp nhất, xảy ra ở trẻ em, thường là 2 tuổi hoặc hơn. Với loại lác này, khi trẻ tập trung 2 mắt để nhìn rõ vật thì 2 mắt sẽ nhìn vào trong. Sự di chuyển hướng nhìn này có thể xảy ra khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa, ở gần, hoặc cả hai.
Lác trong là một dạng lác hay gặp ở trẻ
3.2. Lác ngoài và biểu hiện ở trẻ
Tình trạng này được hiểu là mắt nhìn hướng ra ngoài và thường xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa. Lác ngoài có thể chỉ xảy ra theo thời điểm, đặc biệt khi trẻ đang mơ màng, yếu hay mệt mỏi. Bố mẹ thường quan sát thấy các con liếc mắt một bên khi nhìn vật dưới ánh sáng mặt trời.
Để xác định bé có bị lác hay không, cha mẹ có thể quan sát kỹ xem bé có các biểu hiện như:
Bé hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.
Khi đứng đối diện và mắt nhìn vào bé, nếu thấy hai mắt bé có biểu hiện nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể bé đã bị lác.
Đưa cho bé một món đồ chơi bất kỳ mà bé thích, quan sát kỹ xem khi bé chăm chú nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên hay không.
Dùng tay che một bên mắt của bé lại rồi làm tương tự với bên còn lại, hãy quan sát xem khi bạn bỏ tay ra con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không.
Hướng dẫn và cho bé xếp thẳng hàng dọc hai chiếc bút chì, nếu việc này gây ra khó khăn cho bé thì mắt bé đang có vấn đề.
3.3. Lác giả
Tình trạng này hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là bởi trẻ nhỏ thường có mũi phẳng, rộng, và có một nếp da ở trong mi mắt có thể làm cho hai mắt có vẻ như nhìn chéo nhau.Tình trạng này được gọi là “lác giả”..Sự xuất hiện của tình trạng giả lác có thể cải thiện khi đứa trẻ lớn lên.Trẻ sẽ không tiến triển thành lác thật. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn khiến các bậc phụ huynh lo lắng và khó phân biệt được với các trường hợp trẻ lác thật. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị lác, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa mắt có thể thăm khám kỹ càng cho bé.
Trên đây là những chia sẻ của dược sĩ Neo Kids về nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết về tình trạng lác mắt ở trẻ. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh có thể kịp thời phát hiện bệnh để phòng tránh được những hậu quả lác mắt ở trẻ.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.