Mục lục
1. Mắt lác ở trẻ là gì?
Ở người bình thường, hai mắt sẽ cùng nhìn vào một điểm khi hoạt động để thu về hình ảnh của vật (hợp thị). Hình ảnh này được tiếp nhận tại tế bào que trong võng mạc rồi dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác đến não để tổng hợp thành một ảnh ba chiều duy nhất, mang đến thị giác tinh tế.
Mắt lác khiến trẻ không thể nhìn thẳng
Khi bị mắt lác, hai mắt của trẻ nhìn về hai điểm khác nhau nên sẽ thu về đồng thời hai hình ảnh. Thông thường, não sẽ bỏ qua hình ảnh thu về từ mắt lác, lâu dần khiến thị lực của mắt này suy yếu, gây ra chứng nhược thị.
2. Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em
Lác mắt ở trẻ em hầu hết là lác bẩm sinh, xảy ra ngay khi trẻ vừa chào đời hoặc trong 6 tháng đầu. Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em được xác định do các yếu tố dưới đây:
2.1 Bất thường ở cơ vận nhãn
Mắt một người có thể hoạt động bình thường được là nhờ sự điều phối hoạt động của 6 cơ vận nhãn quanh mắt. Những cơ này chịu trách nhiệm điều chỉnh nhãn cầu di chuyển, vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hay xoay tròn.
Khi một hoặc một vài cơ này có bất thường về cấu tạo hoặc chức năng, bên mắt đó sẽ không thể nhìn tập trung theo ý muốn. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt nhìn về hai hướng khác nhau (lác mắt) dù trẻ có cố tập trung nhìn vào một điểm.
Bất thường cơ vận nhãn là nguyên nhân hàng đầu gây lác mắt ở trẻ
Tình trạng bất thường cơ vận nhãn ở trẻ thường xảy ra ở các trường hợp:
Trẻ được sinh ra trong gia đình có người thân, đặc biệt là cha mẹ bị lác mắt bẩm sinh.
Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dễ bị mắt lác do cấu tạo mắt chưa hoàn thiện hoàn toàn.
Trẻ từng phẫu thuật điều trị các bệnh ở mắt dẫn đến tổn thương cấu trúc cơ quanh mắt.
2.2 Bất thường dây thần kinh
Hoạt động của các cơ vận nhãn được điều khiển bởi ba dây thần kinh gồm: dây thần kinh số 3, số 4 và số 6. Như vậy, những trẻ bị khiếm khuyết một trong ba dây thần kinh này do nguyên nhân bẩm sinh, bệnh lý hay tai nạn đều có thể dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng của cơ vận nhãn, gây lác mắt ở trẻ.
Lác mắt ở trẻ có thể do phẫu thuật mắt gây tổn thương dây thần kinh
Nguyên nhân dẫn đến bất thường dây thần kinh ở trẻ thường do:
Trẻ bị tai nạn dẫn đến chấn thương hệ thần kinh điều khiển hoạt động của mắt.
Trẻ từng phẫu thuật điều trị các bệnh ở mắt dẫn đến tổn thương cấu trúc thần kinh chi phối hoạt động của mắt.
Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh như: u nguyên bào võng mạc, liệt dây thần kinh sọ não, tật nứt đốt sống,...
2.3 Vấn đề ở hệ thần kinh trung ương
Não bộ là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan - bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả mắt. Vì vậy, trẻ gặp vấn đề ở hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến bị lác mắt.
Lác mắt phổ biến ở những trẻ mắc hội chứng Down
Một số vấn đề ở hệ thần kinh trung ương làm tăng nguy cơ lác mắt gồm: não úng thủy, bại não, Down, u não, hội chứng Crouzon,...
2.4 Yếu tố nguy cơ
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ có nguy cơ bị lác mắt cao hơn nếu có một hoặc một vài yếu tố tố dưới đây:
Trẻ bị suy giảm thị lực trầm trọng do các bệnh lý như: đục thủy tinh thể, khối u,
Trẻ bị cận thị, viễn thị bẩm sinh.
Trẻ mắc các tật khúc xạ do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: xem quá nhiều thiết bị điện tử, sinh hoạt - học tập trong môi trường thiếu sáng, tư thế ngồi học sai,...
Trẻ bị tai nạn dẫn đến chấn thương vùng mắt.
Xem quá nhiều thiết bị điện tử cũng có thể gây lác mắt thứ phát ở trẻ
3. Làm thế nào để chẩn đoán trẻ bị lác mắt?
Hầu hết lác mắt ở trẻ có thể được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm và sự hỗ trợ của thiết bị kính y học, cụ thể:
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên để bác sĩ kiểm tra tình trạng hiện tại của mắt và đánh giá nguy cơ gây lác mắt ở trẻ. Quy trình thường là:
Đặt câu hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử các bệnh về mắt, những dấu hiệu bất thường và thời điểm ba mẹ phát hiện bất thường ở mắt của trẻ.
Đánh giá khả năng nhìn, phản ứng đồng tử và mức độ phối hợp cơ vận động của cơ ngoài nhãn cầu.
Đánh giá các vấn đề khác ở mắt như: tình trạng đục thủy tinh thể, khiếm khuyết cấu trúc mắt và các dấu hiệu bệnh lý.
Khám thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh chi phối cử động của mắt.
Chẩn đoán lác mắt cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
Thực hiện xét nghiệm
Các bài test phản xạ được bác sĩ thực hiện để đánh giá khả năng nhìn và phản xạ cử động mắt của trẻ, bao gồm:
Test phản xạ ánh sáng giác mạc: Trẻ được hướng dẫn nhìn vào ánh sáng, sau đó bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá phản xạ của đồng tử để tìm ra mắt bị lác.
Test che mắt: Trẻ được che một mắt, sau đó nhìn tập trung vào vật thể chuyển động. Dựa trên sự di chuyển của mắt để phát hiện mắt lác.
Test che mắt luân phiên: Trẻ được hướng dẫn tập trung nhìn vật trong khi bác sĩ thực hiện che mắt luân phiên. Mắt có nguy cơ lác nếu nó thay đổi vị trí khi không được che.
Kính y học
Kính y học được sử dụng nhằm tìm ra điểm khác nhau giữa hai mắt khi trẻ quan sát vật,giúp xác định tình trạng mắt lác ngay cả khi mắt trẻ bị lệch rất ít.
4. Lác mắt ở trẻ có thế điều trị khỏi không?
Lác mắt ở trẻ có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thống kê cho thấy, tỷ lệ điều trị khỏi lác mắt ở trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi lên đến 92%. Thế nhưng, nếu tiến hành điều trị khi trẻ được 6- 8 tuổi thì tỷ lệ này giảm xuống còn 62% và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 18% ở những trẻ trên 10 tuổi.
Như vậy, điều trị lác mắt khi trẻ càng nhỏ tuổi thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Vậy nên, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường ở mắt, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên đưa bé kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Lác mắt ở trẻ có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp
Tùy vào mức độ lác và tình trạng sức khỏe của trẻ mà các bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp điều trị như:
Cắt chỉnh kính cho các trường hợp lác do quy tụ điều tiết, kèm tật khúc xạ.
Tập quy tụ, điều chỉnh hướng nhìn của mắt ngược chiều lác dành cho trường hợp bị hội chứng suy giảm hội tụ.
Phương pháp che mắt trong trường hợp lác kèm theo nhược thị.
Phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn nhằm đưa hai mắt về cùng một trục thẳng.
Việc xác định nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ em cần dựa thực hiện bởi bác sĩ với các phương pháp chuyên khoa và thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Vậy nên, ba mẹ tuyệt đối không tự “đoán bệnh” và điều trị theo kinh nghiệm dân gian tại nhà. Điều này có thể làm lỡ thời gian điều trị và khiến tình trạng mắt lác ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.