Mục lục
1. Cúm A là bệnh gì?
Cúm A là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông xuân.
Các chủng cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9. Mùa hè không phải là thời điểm mà dịch cúm phát triển bùng nổ bởi thời tiết khô nóng không thích hợp cho virus cúm sinh sôi và nảy nở.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây số ca mắc cúm A vào mùa hè đang có xu hướng tăng lên.
Virus cúm A có khả năng tồn tại khá lâu ở trong không khí, có thể sống đến 48 giờ trên các bề mặt, ở nhiệt độ càng thấp thì virus càng sống được lâu, như nếu ở 4 độ C thì sống được 35 ngày, ở trạng thái đóng băng thì có thể sống được lên đến vài năm. Còn nếu ở nhiệt độ 60 độ trong 30 phút thì virus sẽ chết. Một số chất tẩy rửa có khả năng loại bỏ virus ở trên bề mặt gồm các chất có chứa như formalin, iodine.
Trong điều kiện thuận lợi như con người sống ở gần chuồng trại, ao hồ,.. nuôi gà vịt thì virus có khả năng thay đổi kháng nguyên để tạo ra các chủng cúm A mới.
2. Biểu hiện bệnh cúm A ở trẻ
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị cúm A, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị cúm A mà cha mẹ có thể tham khảo:
Trẻ thường sốt cao (nhất là ở các trẻ dưới 24 tháng), nhức đầu, mệt, lười vận động,.. Hay bị nôn trớ, trẻ rất háo nước.
Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi.
Khi bị cúm A trẻ thường bị sổ mũi, ngạt mũi
Trường hợp trẻ bị nặng thường bỏ ăn, bỏ bú, hơi thở nhanh, gan bàn chân thì lạnh,.. đôi khi trẻ sốt cao kèm co giật.
Trẻ sốt cao nếu không được kịp thời xử lý, có thể dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, hay chóng mặt và khó khăn trong việc đi lại.
3. Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A là một bệnh lý nguy hiểm, ở mỗi cơ địa trẻ khác nhau sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Rất nhiều trẻ chỉ có các triệu chứng như bệnh cúm nên cha mẹ thường chủ quan không tiến hành điều trị sớm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trẻ khi mắc cúm là tình trạng suy hô hấp với các biểu hiện như khó thở, đờm ho có lẫn máu, thở gấp,.. nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, viêm phổi, thậm chí là có thể tử vong.
Cúm A có thể biến chứng thành bệnh suy hô hấp
Ngoài ra, nếu trẻ cúm A không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác như: viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa,... Những biến chứng này đều rất nguy hiểm cần phải phát hiện và can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm A ở trẻ nhỏ
Để chẩn đoán được trẻ có mắc cúm A hay không, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi triệu chứng và bệnh sử, những yếu tố tiếp xúc với nguồn bệnh cùng khám lâm sàng.
Đồng thời, một số kỹ thuật như RT-PCR, hay các xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên kháng thể,.. cũng có thể sẽ được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán:
RT-PCR: Đây là phương pháp chuẩn xác giúp kiểm tra và phân loại các loại virus cúm, kết quả thường có trong 4 đến 6 tiếng và có độ chính xác cao. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán bệnh cúm.
Miễn dịch huỳnh quang: Kỹ thuật này có độ chính xác thấp hơn so với PT-PCR nhưng kết quả lại được trả về nhanh hơn.
Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Phương pháp này cho kết quả rất nhanh, thường chỉ sau khi lấy mẫu bệnh phẩm khoảng 10-15 phút là có kết quả. Tuy nhiên thì độ chính xác của phương pháp này không chính cao, người bệnh có thể có kết quả âm tính nhưng vẫn có khả năng mắc virus cúm. Độ chính xác của phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thời gian ủ bệnh và chủng loại virus gây bệnh.
Xét nghiệm nhanh (RIDTs) là một phương pháp chẩn đoán cúm A
Phân lập virus: Xét nghiệm này không dùng để sàng lọc, tuy nhiên trong thời điểm dịch cúm bùng phát thì xét nghiệm này thường được chỉ định trên các mẫu bệnh phẩm ghi nhận. Tuy nhiên do đòi hỏi có phòng vi sinh hiện đại nên thường ít thực hiện được.
Xét nghiệm huyết thanh: Kỹ thuật này thường được tiến hành nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu nên không được chỉ định thường quy trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp còn tùy vào một số yếu tố như: quy trình lấy mẫu, chất lượng mẫu, thiết bị trong phòng thí nghiệm, trình độ của cán bộ y tế và loại xét nghiệm được chỉ định.
5. Trẻ bị cúm A phải làm sao
Đa số các trẻ bị cúm A nếu được điều trị đúng cách thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Vậy chăm sóc và điều trị bị cúm A như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn.
5.1. Chăm sóc trẻ
Bên cạnh việc cách ly và cho trẻ sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần phải chăm sóc cho trẻ trong thời gian bị bệnh thật tốt:
Hạ sốt: Nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì cha mẹ cần cho bé dùng thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng của trẻ. Nếu bé vẫn tiếp tục sốt thì cần uống hạ sốt cách 4-6 tiếng 1 lần, ngày uống không quá 4 lần.
Nếu trẻ bị sốt thì cho con uống hạ sốt
Trị ho: Khi trẻ xuất hiện các cơn ho, hãy cho con uống thuốc ho bằng siro thảo dược hoặc các phương pháp dân gian như uống nước ấm, hấp quất,.. Nếu trẻ ho nhiều đờm thì cho con uống long đờm, còn khó thở quá thì trong trường hợp cần thiết cần dùng đến khí dung.
Nếu mũi bé bị ngạt nhiều thì cần dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc hút mũi cho con để giúp con bớt khó chịu.
Nếu bé bị tiêu chảy thì cho con uống men tiêu hóa, tăng cường điện giải kết hợp với uống nhiều nước để cân bằng muối nước trong cơ thể.
5.2. Cách ly với người khác
Cách ly là việc đầu tiên mà ba mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị cúm A, bởi điều này sẽ tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh cho người khác. Nếu bé điều trị ở nhà thì thực hiện cách ly ở nhà còn nếu bé điều trị ở bệnh viện thì thực hiện cách ly tại khu cách ly của bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
5.3. Điều trị bằng thuốc
Tùy vào tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Đối với cúm A thì thường dùng là thuốc kháng virus để ngăn chặn sự tấn công của virus giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các thuốc như hạ sốt, giảm ho, thuốc dị ứng,.. giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Sử dụng thuốc trong điều trị cúm A giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa đồng thời tránh sử dụng kháng sinh cho trẻ. Đặc biệt là giảm được nguy cơ trẻ bị diễn biến nặng phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.
5.4. Bổ sung dinh dưỡng
Đối với những trẻ bị cúm A thì dinh dưỡng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ bé nhanh chóng khỏi bệnh và nâng cao sức khỏe.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cha mẹ cần chú ý:
Nên cho bé ăn những món mềm, dễ tiêu hóa như mì, súp, cháo.
Trẻ bị cúm A nên cho trẻ ăn món cháo giàu dinh dưỡng
Thức ăn cần được nấu chín kỹ và nên cho trẻ ăn khi vẫn còn nóng.
Cúm khiến cho trẻ cảm thấy chán ăn, do đó để trẻ có thể ăn được nhiều hơn cha mẹ nên cho bé ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Bữa ăn hằng ngày cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé như: protein, tinh bột, vitamin, chất béo…
Chú ý cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau củ có màu xanh để bổ sung vitamin và chất khoáng giúp tăng cường sức đề kháng cho con, nhanh chóng khỏi bệnh.
Cho trẻ sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng cũng là một trong những cách rất hiệu quả giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
6. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện
Cúm A nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần đưa trẻ đến viện ngay:
Sốt cao trên 39 độ C, uống thuốc hạ sốt không hạ, hoặc chỉ hạ ít xong lại tăng
Trẻ có dấu hiệu co giật
Ngủ li bì, mệt mỏi, rất khó để đánh thức trẻ dậy
Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, bàn tay, bàn chân lạnh
Trẻ thở rất nhanh hoặc khó thở
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin giải đáp cho câu hỏi “Trẻ bị cúm A phải làm sao?”. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ khi con bị cúm. Thời tiết giao mùa khiến trẻ rất dễ mắc cúm, do đó để điều trị cũng như dự phòng bệnh lý này cha mẹ nên tham khảo bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng cho con để nâng cao sức khỏe cho con, hạn chế tình trạng bị cúm, ốm vặt.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.