TOP 5 cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ hiệu quả

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Một trong những bệnh hay gặp ở nhóm đối tượng này là viêm họng. Viêm họng thường do nhiều nguyên nhân, chính vì vậy, cần kết hợp nhiều cách để phòng ngừa các nguyên nhân đó. Đó là gì, cùng tìm hiểu nhé!

1. Đôi nét về tình trạng viêm họng ở trẻ

Viêm họng là tình trạng sưng và đau ở cổ họng. Nó có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và đau rát ở cổ họng. Cảm giác này thường sẽ tăng lên khi nói chuyện hoặc nuốt. Một số triệu chứng đi kèm thường là khàn giọng, ho khan hay ho có đờm, gây khó chịu cho người bệnh và người thân. Do đó, viêm họng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây trở ngại đến sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt với trẻ, nó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất do khiến trẻ khó ăn, khó bú và khó khăn trong giao tiếp. 

Viêm họng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ

Một số nguyên nhân gây viêm họng có thể là:

Do virus: Virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng. Các virus thường gặp ở trẻ nhỏ là virus cúm, virus gây cảm lạnh, virus sởi,... Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, coronavirus cũng là tác nhân hàng đầu gây viêm họng ở trẻ. 

Vi khuẩn: Vi khuẩn gây viêm họng thường là do liên cầu khuẩn, hoặc là viêm amidan do  vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng viêm họng ban đầu do virus, tuy nhiên dai dẳng kéo dài không khỏi là do bội nhiễm vi khuẩn.

Dị ứng: Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi và lông của thú cưng, nó sẽ giải phóng các chất gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và ngứa họng. Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng. Điều này được gọi là chảy nước mũi sau và có thể gây kích ứng cổ họng, gây đau họng, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm họng.

Không khí khô: Không khí khô làm cho độ ẩm từ miệng và cổ họng giảm, khiến bé cảm thấy khô và trầy xước. Do đó, bé hay bị viêm họng vào mùa đông khô hanh hơn là vào mùa hè ẩm ướt.

Khói bụi và hóa chất: Nhiều hóa chất khác nhau và các chất khác trong môi trường kích thích họng, bao gồm: khói thuốc lá, khói bụi từ xe cộ, khói thải từ nhà máy,... Khi gặp các tác nhân này, họng có thế kích ứng, gây ngứa và khó chịu.

2. Các cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ

Với từng nguyên nhân gây viêm họng, chúng ta sẽ xây dựng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Kết hợp các biện pháp sẽ giúp phòng chống được tối đa tác nhân gây bệnh.

2.1. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là biện pháp đơn giản để phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ. Nó giúp rửa trôi các thành phần còn đọng lại trong khoang họng sau bữa ăn, giúp làm sạch họng. Nước muối làm cân bằng pH, giảm tính axit trong khoang miệng, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn - giúp giảm nguy cơ viêm họng.

Cần cho trẻ thường xuyên súc miệng nước muối

Không chỉ giúp phòng, nước muối còn thể hiện vai trò hữu hiệu trong điều trị viêm họng. Nó giúp làm dịu cơn đau rát họng ngay lập tức, vậy nên luôn được các bác sĩ tại các cơ sở y tế khuyên dùng để giảm đau họng, đặc biệt là trong cảm lạnh hay cúm thông thường. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối có thể bảo vệ chống lại cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên, chúng ta nên mua nước muối đóng chai bán sẵn tại các cửa hàng y tế hay hiệu thuốc, thay vì tự pha. Nguyên nhân là nước muối đóng chai bán sẵn được pha loãng với nồng độ sinh lý 0,9% NaCl - đẳng trương với cơ thể chúng ta nên giảm khả năng kích ứng. Bên cạnh đó, việc tự pha nước muối ở nhà không đảm bảo đúng nồng độ, cũng như kém vệ sinh hơn, do nước sinh hoạt và muối thực phẩm kém tinh khiết và dễ bị nhiễm khuẩn hơn rất nhiều so với nước cất và muối được dùng trong chế phẩm nước muối sinh lý.

2.2. Vệ sinh sạch sẽ

Đây không chỉ là biện pháp phòng viêm họng, mà còn là cách phòng chống rất nhiều bệnh khác mà chúng ta cần áp dụng cho bé. Môi trường xung quanh trẻ luôn tồn tại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Khi bé tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sách vở, hay các vận dụng khác, các tác nhân này sẽ bám vào tay chân bé. Nếu bé mút tay, hoặc không rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và gây bệnh.

Vì vậy, cần tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cùng với đó, ngăn ngừa thói quen mút tay hay đồ chơi của bé và thường xuyên vệ sinh vật dụng hằng ngày sạch sẽ, tránh để bẩn hay ẩm mốc.

2.3. Tránh tiếp xúc với người hút thuốc và đang mang bệnh

Rất nhiều bệnh gây viêm họng lây qua đường hô hấp. Vì vậy, cần cho bé tránh tiếp xúc với những người đang có biểu hiện bệnh như ho, sổ mũi, hắt xì liên tục…. Cùng với đó là cho bé đeo khẩu trang khi phải đến nơi đông người, đặc biệt là vào những đợt giao mùa hay dịch bệnh.

Cùng với đó, tránh để bé ở môi trường đang có khói thuốc lá, bụi bẩn,... để hạn chế tối đa các yếu tố gây kích ứng họng và đường hô hấp của trẻ.

2.4. Tiêm vaccine phòng bệnh

Nhưng chúng ta đã đề cập, một trong những nguyên nhân gây viêm họng là do virus. Các virus cúm, coronavirus hoàn toàn có thể phòng được bằng cách tiêm vaccine. Do đó, mẹ nên cho bé đi tiêm vaccine theo đợt khi con đã đủ tuổi để tạo được hàng rào miễn dịch cho bé chống lại những tác nhân gây bệnh này.

2.5. Cho trẻ uống đủ nước

Không khí khô làm cho độ ẩm từ miệng và cổ họng giảm, khiến chúng cảm thấy khô và trầy xước, gây nguy cơ viêm họng. Khi đó, cho trẻ uống nước sẽ ngay lập tức giúp cải thiện tình trạng này. 

Nên cho trẻ uống nước thường xuyên

Bên cạnh đó, nước cũng có vai trò tăng sức đề kháng, bởi nước là môi trường hoà tan các vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C, kẽm,... Tuy nhiên, một lưu ý là uống nước nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn là một lần uống nhiều nước. Ba mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép hoa quả, sữa hoặc nước canh,... Vào mùa đông, ba mẹ nên cho trẻ uống nước ấm thay vì uống nước lạnh và hạn chế ăn đồ lạnh.

Trên đây là TOP 5 cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ. Rất mong đây sẽ là kiến thức bổ ích cho mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn.

Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:

  • Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).

  • Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

  • Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.