Suy hô hấp cấp ở trẻ và trọn bộ thông tin cần biết

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Suy hô hấp cấp ở trẻ là một bệnh nguy hiểm với diễn biến khó lường. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh này, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay. Để biết thêm các thông tin về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ hãy cùng NeoKids khám phá ở bài viết dưới đây nhé:

1. Suy hô hấp cấp ở trẻ là gì?

Suy hô hấp cấp ở trẻ là tình trạng mà hệ hô hấp của trẻ không thể duy trì và đáp ứng được nhu cầu trao đổi không khí của cơ thể, gây giảm hàm lượng oxy và/hoặc tăng nồng độ CO2 trong máu.

Hậu quả của suy hô hấp cấp là tình trạng oxy không cung cấp đủ cho nhu cầu biến dưỡng của những cơ quan thiết yếu trong cơ thể, trong đó đặc biệt là não, tim, đồng thời gây ứ đọng CO2 dẫn đến nhiễm toan hô hấp.

Trẻ em là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp cao do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những trẻ sinh non hoặc hệ hô hấp chưa hoàn thiện cũng rất dễ mắc bệnh lý này.

2. Cách nhận biết tình trạng suy hô hấp cấp

Suy hô hấp ở trẻ là tình trạng rất nguy hiểm, vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh này để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu chính của bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ:

2.1. Khó thở

Khi bị suy hô hấp cấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng hoặc không tăng PaCO2 và chúng đều dẫn đến khó thở.

Nhịp thở bình thường của bé có thể tăng lên đến 25 chu kỳ/phút, đồng thời cơ hô hấp phụ bị co kéo, gần giống với viêm phế quản phổi. Thi thoảng nhịp thở của trẻ có thể giảm xuống dưới 12 chu kỳ/phút và không bị co kéo do bị liệt hô hấp.

Khi bé bị khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ thở máy ngay vì lúc này nhịp thở của trẻ sẽ chậm dần và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Da trở nên xanh và tím tái

Khi bị suy hô hấp cấp da của trẻ sẽ bị xanh và tím tái:

Môi và da ở các đầu chi của trẻ chuyển sang tím tái. Các đầu chi của bé vẫn nóng ấm khác với tình trạng sốc.


Khi trẻ bị suy hô hấp da sẽ trở nên tím tái

Nếu bé không thiếu máu thì sẽ không bị xanh tím

Nếu trẻ bị tăng PaCO2 nhiều như trong bệnh viêm phế quản mạn sẽ xuất hiện tình trạng da đỏ tía. Còn xuất hiện kèm theo tình trạng ngón tay dùi trống (Đây là sự biến dạng của móng tay hoặc chân có liên quan đến bệnh phổi và tim).

2.3. Rối loạn tim mạch

Đối với tim mạch thì suy hô hấp cấp cũng gây ra nhiều vấn đề:

  • Nhịp tim: Phổ biến là tình trạng nhịp nhanh xoang hoặc cơn nhịp nhanh. Đa số các trường hợp thì biểu hiện rung thất sẽ là cuối cùng.

  • Huyết áp tăng rồi lại giảm: Thời gian đầu, huyết áp thường có xu hướng tăng cao, nhưng đến giai đoạn sau thì sẽ giảm dần cần phải can thiệp ngay bằng các liệu pháp như hút đờm, thở máy, đặt ống nội khí quản.

  • Nếu bị thiếu O2 quá mức hoặc tăng PaCO2 trầm trọng sẽ dẫn đến ngừng tim cần phải cấp cứu ngay.  Trẻ có thể phục hồi rất nhanh nếu can thiệp trước 5 phút.

2.4. Rối loạn thần kinh và ý thức

Não tiêu thụ lên đến 20% lượng oxy của toàn cơ thể. Do đó khi thiếu CO2 máu thì não chính là cơ quan chịu hậu quả đầu tiên và sớm nhất.

  • Rối loạn thần kinh: Trẻ bị co giật, mất đi khả năng phản xạ của gân xương, thần trí lẫn lộn

  • Rối loạn ý thức: Trẻ có biểu hiện lờ đờ, hôn mê

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy hô hấp cấp

Hệ hô hấp của con người hoạt động dựa vào ba yếu tố chính:

  • Thông khí phế nang

  • Sự tuần hoàn của dòng máu ở trong phổi

  • Sự khuếch tán không khí qua màng phế nang của mao mạch

Khi bị suy hô hấp thì nguyên nhân có thể là do sự rối loạn của 1 trong 3 yếu tố  hoặc là sự phối kết hợp của các yếu tố trên. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ dễ khiến trẻ bị suy hô hấp cấp:

Trẻ có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch, hen suyễn hoặc viêm phổi, viêm phế quản.

  • Trẻ bị kẹt dị vật tại vị trí đường thở

  • Trẻ mắc bệnh bại liệt, hội chứng Guillain-Barre, bị rắn cắn, liệt cơ hô hấp,...


Trẻ bị suy hô hấp cấp do mắc dị vật ở đường thở

4. Phân chia giai đoạn suy hô hấp cấp

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ là một bệnh nguy hiểm khá thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải được điều trị ngay.

Trên thực tế thì bệnh này có thể được chia thành hai giai đoạn dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh:

  • Loại nặng: Được điều trị chủ yếu bằng thuốc điều trị hoặc 1 số liệu pháp khác không đáng kể.

  • Loại nguy kịch: Trường hợp này cần phải được các bác sĩ cấp cứu ngay bằng thủ thuật chuyên khoa sau đó mới tiến hành sử dụng thuốc hoặc có thể tiến hành song song 2 biện pháp (đặt nội khí quản, bóp bóng, thở bằng máy,..)

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào biểu hiện của bệnh suy hô hấp cấp, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Các phương pháp điều trị bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ

Dưới đây là các phương pháp chính để điều trị bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ:

  • Thông đường thở

Sau khi trẻ đã hôn mê cần nhanh chóng tiến hành hút dịch đờm ở mũi họng hoặc có thể đặt ống thông miệng hầu nếu như cách làm trên không thực hiện được.

Với bé bị nghẽn đường hô hấp do mắc dị vật, bác sĩ sẽ dùng phương pháp Heimlich (ấn bụng), còn đối với trẻ dưới 2 tuổi thì sẽ được bác sĩ vỗ lưng và ấn ngực để có thể lấy dị vật ra.


Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ

  • Duy trì cung cấp oxy cho cơ thể:

Áp dụng khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Da bé tím tái hoặc lượng SaO2 dưới 90% hoặc là PaO2 < 60 mmHg.

- Thở bị co lõm ngực nặng, thở nhanh trên 70 lần/phút

Cách thực hiện:

- Oxygen canuyn (FiO230-40%) , với trẻ nhỏ:0,5-3 lít/ phút , với trẻ lớn: 1-6lít/ph.

- Mask có hoặc có túi dự trữ 

  • Trường hợp người bệnh ngừng thở, thở kém

- Bóp bóng qua mask với hàm lượng FiO2 100%.

- Đặt ống nội khí quản giúp thở dễ dàng hơn 

  • Điều trị hỗn hợp:

- Cố gắng duy trì đáp ứng đủ oxy cho mô và tế bào

- Duy trì khả năng cung cấp oxy cho mô và tế bào

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho người bệnh

Qua bài viết trên, NeoKids đã cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có những thông tin hữu ích về bệnh lý nguy hiểm này ở trẻ.

Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:

  • Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).

  • Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

  • Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.