Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em là do đâu?

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Thở khò khè, khó thở, hay nặng ngực và ho chính là những đặc trưng của bệnh hen suyễn. Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn. Vậy nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em là do đâu. Khám phá bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé

1. Hen suyễn ở trẻ

Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản, đây là 1 bệnh lý hô hấp mạn tính rất hay gặp ở trẻ, đặc trưng của bệnh này là tình trạng viêm mạn tính tại khu vực đường dẫn khí. 

Khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích, phế quản của bệnh nhân sẽ bị co thắt, phù nề và chứa đầy những chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn và làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở.

Yếu tố gây kích thích các đợt khởi phết của hen suyễn ở trẻ em là do bé tiếp xúc với các dị nguyên như khói thuốc lá, phấn hoa, hóa chất, do thay đổi thời tiết hoặc chất lượng không khí kém,..

2. Cách nhận biết trẻ bị hen suyễn

Hen suyễn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần biết những dấu hiệu đặc trưng của bệnh để  kịp thời nhận biết và có hướng xử lý kịp thời.

Triệu chứng bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ:

  • Ho nhiều và ho liên tục không ngừng

  • Khi trẻ thở ra có tiếng rít và khò khè

  • Thở khó, nhất là khi nằm

  • Trẻ cảm thấy bị đau tức ngực

  • Những trẻ lớn hơn sẽ cảm thấy đau ngực

Các triệu chứng khi trẻ bị hen suyễn

Ngoài ra, khi bị hen suyễn trẻ còn mắc một số triệu chứng khác như:

  • Trẻ bị ho và khò khè sau 1 đợt bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

  • Trẻ bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần

  • Trẻ bị khó thở, ít tham gia các hoạt động như chơi đùa, tập thể dục

Hen suyễn ở trẻ thường có dấu hiệu khởi phát đầu tiên là thở khò khè, bị tái phát do virus đường hô hấp. Hen suyễn do dị ứng đường hô hấp thường hay gặp ở những đối tượng trẻ lớn hơn.

Tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi trẻ mà bệnh hen suyễn sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau, có thể tiến triển tốt lên hoặc xấu đi theo thời gian.

3. Nguyên nhân bệnh hen suyễn trẻ em

Hen suyễn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường, khi người bệnh tiếp xúc với “dị nguyên” thì cơn hen suyễn có thể xảy ra. Một số tác nhân phổ biến có thể kể đến như:

3.1. Khói thuốc lá

Khói thuốc lá ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, nhất là những người bị hen suyễn. Hít phải khói thuốc lá do người xung quanh hút cũng gây nên cơn hen suyễn.

Khói thuốc lá là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ

3.2. Mạt bụi

Có thể bạn đang không biết mặt bụi là gì? Thì câu trả lời chính là những con bọ li ti, chúng có ở khắp mọi nơi. Để hạn chế bị lên cơn hen suyễn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vỏ gối, vỏ nệm. 

Cha mẹ cần tránh cho con dùng gối hoặc chăn lông hay các con thú nhồi bông ở trong phòng ngủ. Khi giặt đồ cần giặt ở chế độ nước nóng cao nhất để có thể loại bỏ được tối đa mạt bụi.

3.3. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm do khói bụi từ nhà máy, xe cộ hay các nguồn khác đều có thể khiến trẻ lên cơn hen suyễn. Trước khi cho trẻ ra khỏi nhà cần chú ý xem dự báo chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh các hoạt động thường ngày của trẻ.

3.4. Dị ứng với gián

Gián và phân gián cũng có thể dẫn đến tính trạng hen suyễn. Để loại bỏ gián trong nhà bạn cần chú ý loại bỏ những vụn thực phẩm, thường xuyên hút bụi và quét sạch những khu vực mà gián có thể sinh sôi nảy nở. Dùng bẫy hoặc các loại keo dính ở trên đường dán đi để giúp giảm thiểu số gián ở trong nhà.

3.5. Thú nuôi

Nuôi thú ở trong nhà và lông của những loài thú này có thể là nguyên nhân gây bệnh. Cần chú ý hút bụi thường xuyên. Sàn nhà lát gạch hay gỗ cũng cần lau bằng khăn ẩm mỗi tuần.

Thú nuôi trong nhà và lông của chúng có thể gây nên tình trạng hen suyễn

3.6. Nấm mốc

Hít thở trong không khí có nấm mốc cũng gây ra cơn hen suyễn. Độ ẩm cao là điều kiện cho nấm mốc phát triển phát triển. Có thể giữ độ ẩm trong phòng thấp bằng cách dùng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm. 

Để đo độ ẩm trong phòng có thể dùng độ ẩm kế để đo nhờ đó kiểm soát độ ẩm tốt hơn. Cần chú ý sửa các chỗ bị rò nước vì nước có thể khiến cho nấm mốc phát triển ở sau tường và sàn nhà.

3.7. Khói do đốt gỗ hoặc cỏ

Khói khi đốt gỗ hoặc các thực vật khác sẽ tạo ra 1 hỗn hợp khí và các mảnh than nhỏ không tốt cho sức khỏe. Khi trẻ hít quá nhiều khói sẽ khiến con bị lên cơn hen suyễn.

3.8. Các nguyên nhân hen suyễn khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì hen suyễn có thể do các nguyên nhân khác dưới đây gây ra, bao gồm:

  • Nhiễm trùng do cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh lý đường hô hấp đều dẫn đến nguy cơ bị hen suyễn.  Dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản,.. cũng là những yếu tố gây bệnh.

  • Không khí lạnh và khô, sử dụng các loại thực phẩm hay gia vị có vị cay nồng có thể gây bệnh

  • Cảm xúc thay đổi  mạnh như buồn, lo lắng, stress hoặc cười nhiều

4. Hen suyễn có nguy hiểm không?

Theo thống kê thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi so với người lớn (tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là 10% còn người lớn là 5%).

Bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi: Đây là một biến chứng khá phổ biến, thường gặp ở ⅓ trẻ em nhập viện do hen suyễn. Khi bệnh hen được kiểm soát thì tình trạng xẹp phổi cũng dần dần được cải thiện.

  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở những người bị hen suyễn, sự đàn hồi của các phế nang theo thời gian sẽ giảm dần khiến giảm thể tích khí thở ra, khí cặn nặng.

  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Hen suyễn sẽ khiến cho các phế nang bị giãn rộng hơn, mà tại các vùng bị giãn này có ít mạch máu nuôi dưỡng, do đó mà áp lực trong phế nang sẽ bị tăng. Khi người bệnh phải làm việc nặng hay ho mạnh, các phế nang sẽ dễ bị vỡ gây tràn màng phổi và tràn khí ở trung thất.

Hen suyễn có thể dẫn đến tình trạng tràn khí màng phổi khi biến chứng

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn các thông tin về nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ. Hy vọng sau bài viết này cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây bệnh cũng như biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:

  • Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).

  • Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

  • Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.