Mục lục
1. Thế nào là viêm họng ở trẻ
Viêm họng là tình trạng các tổ chức niêm mạc ở phía sau của cổ họng bị viêm nhiễm tạo cảm giác đau, rát và ngứa ngáy ở cổ họng cho người bệnh.
Bệnh lý này thường xảy ra quanh năm nhưng hay xuất hiện nhất vào thời điểm giao mùa và khi hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn.
Viêm họng được chia ra làm hai loại tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, đó là:
Viêm họng mạn tính ở trẻ: Là tình trạng viêm họng kéo dài hơn 10 ngày và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. So với viêm họng cấp tính thì các triệu chứng của bệnh này thường nhẹ và tiến triển khá chậm. Viêm họng mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây da như trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan lâu ngày,.. Có hai loại viêm họng mạn tính thường gặp đó là viêm họng mủ và viêm họng hạt.
Viêm họng cấp tính ở trẻ: Loại viêm họng này thường hay gặp ở trẻ hơn so với người lớn. Các triệu chứng của viêm họng cấp thường xuất hiện trong vòng 3,4 ngày rồi giảm dần, chúng xuất hiện rất nhanh. Khi bị viêm họng cấp trẻ thường ho nhiều, khàn tiếng và sốt cao. Virus và vi khuẩn là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này.
2. Cách nhận biết trẻ bị viêm họng
Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm họng? Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm họng.
Xuất hiện cảm giác đau và ngứa ở vùng cổ họng, đặc biệt là khi nuốt thức ăn
Phần cuống họng sưng và có màu đỏ
Trẻ ho rất nhiều, bị mất tiếng, nước mắt, nước mũi chảy giống như khi bị cảm cúm, cảm lạnh
Trẻ bị đau đầu, vùng amidan bị sưng
Trẻ sốt trên 38 độ C, nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng có cảm giác buồn nôn
Khi bị viêm họng thường trẻ sẽ ho rất nhiều
3. Nguyên nhân của tình trạng viêm họng ở trẻ
Viêm họng ở trẻ thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó 90% là do virus, 10% còn lại là do vi khuẩn, một số bệnh lý và môi trường gây nên:
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị viêm họng:
Virus: Có rất nhiều loại virus có thể gây ra tình trạng viêm họng phải kể đến như virus cúm, virus thủy đậu, virus sởi, virus đậu mùa, virus rubella,.. Thông thường thì các trường hợp viêm họng do virus thường có thể tự khỏi trong 1 tuần.
Vi khuẩn: Sốt viêm họng là tình trạng mà một số loại vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra trong đó thường gặp nhất là liên cầu, phế cầu và tụ cầu khuẩn.
Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí có thể ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc họng của trẻ và khiến cho nó bị viêm. Ngoài ra thì sự thay đổi của môi trường có thể tác động đến sức đề kháng của trẻ từ đó làm gia tăng nguy cơ trẻ bị viêm họng.
Dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thức ăn, nước hoa, lông động vật,.. có thể khiến cho trẻ bị sổ mũi kéo dài. Mũi và họng có mối quan hệ trực tiếp với nhau, do đó khi nước mũi chảy xuống họng, lâu ngày sẽ là nguyên nhân gây viêm họng.
Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày khi bị trào lên trên thực quản và họng không chỉ gây tình trạng ợ chua, ợ nóng mà còn có thể gây viêm họng, viêm thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân dẫn đến viêm họng
Lây bệnh từ mọi người xung quanh: Đấy là khi trẻ tiếp xúc với người bệnh mà không có dụng cụ bảo hộ. Virus và vi khuẩn sẽ theo dịch tiết nước bọt đi ra ngoài và sau đó xâm nhập vào cơ thể nếu trẻ hít phải dịch này.
4. Cách điều trị viêm họng cho trẻ
Khi trẻ bị viêm họng thì cha mẹ nên làm gì để trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng này?
4.1. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Nhiều phụ huynh khi thấy con mình bị viêm họng sẽ thắc mắc rằng “Có nên sử dụng kháng sinh cho con không?”. Trên thực tế thì việc điều trị viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể.
Tùy thuộc tình trạng viêm họng là do virus hay vi khuẩn hay do các bệnh lý khác gây ra mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp và hiệu quả cho trẻ. Vì thế mà cha mẹ cần tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Với những trẻ bị sốt trên hai ngày thì cha mẹ nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khám và điều trị kịp thời giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
4.2. Chế độ ăn phù hợp
Khi trẻ bị viêm họng nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo như khuyến nghị của các chuyên gia, để hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng được hiệu quả hơn phụ huynh nên thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây:
Thực đơn hàng ngày của trẻ cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu
Cần cho trẻ bị viêm họng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Nên cho trẻ uống nước lọc, nước ép hoa quả và oresol càng nhiều càng tốt
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn mỗi bữa vì khi ốm trẻ ăn sẽ không ngon miệng và không thể ăn được nhiều như ngày thường
Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, đồ ăn chứa nhiều axit, cay nóng,... vì những đồ ăn này sẽ khiến cho cổ họng của trẻ thêm khô rát, dẫn đến sưng và tiết dịch nhiều hơn. Điều này khiến cho những tổn thương niêm mạc họng ngày càng nghiêm trọng và các triệu chứng ngày 1 tăng lên.
4.3. Làm mát cổ họng
Làm mát cổ họng giúp cho cổ họng của trẻ đỡ sưng hoặc đau hơn. Có thể cho trẻ ăn sữa chua lạnh, uống sữa mát hoặc đắp khăn mát để có thể làm giảm cảm giác đau.
4.4. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày
Súc miệng nước muối là một cách giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả, bởi nước muối có tính sát trùng cao.
Cha mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc hoặc tự pha theo công thức như sau:
Chuẩn bị ¼ muỗng cà phê muối, sau đó cho vào 250ml nước ấm, rồi đảo đều đến khi tan hết muối. Sau đó cho bé súc miệng.
4.5. Cho trẻ bị đau họng uống trà thảo mộc
Uống trà thảo mộc pha với chanh hoặc mật ong là một phương pháp chữa viêm họng đơn giản mà rất hiệu quả. Nên uống nước ấm để đem lại tác dụng tốt hơn.
5. Phòng bệnh viêm họng ở trẻ
Dưới đây là những cách giúp phòng bệnh viêm họng ở trẻ được chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên áp dụng:
Vệ sinh miệng và họng của trẻ sao cho thật sạch sẽ, chú ý nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ.
Vệ sinh răng miệng và họng giúp phòng bệnh viêm họng ở trẻ
Tập cho trẻ từ bỏ thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc ngoáy mũi
Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhất là những trẻ đã bị mắc viêm họng nhiều lần
Dù là mùa nào thì trước khi mặc quần áo cho trẻ cũng nên lau khô người
Sau khi trẻ tắm xong không được để con ngồi ở trước điều hòa hay quạt
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh
Khi cho trẻ đi khám cần chọn những cơ sở y tế chất lượng để trẻ được phát hiện bệnh nhanh chóng và chẩn đoán tích cực, từ đó hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thông tin về tình trạng viêm họng ở trẻ. Hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh viêm họng cho trẻ.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.