Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ nhỏ hay bị mắc bệnh đường hô hấp
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp vì với các bé còn nhỏ thì thường sẽ mải chơi chưa chưa biết cách cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Việc trẻ nghịch ngợm đồ chơi trên đất bẩn sau đó đưa tay cho lên mũi miệng là rất bình thường, nhất là những trẻ đang học mầm non hoặc tiểu học. Những hành động trên sẽ khiến cho virus vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị mắc bệnh đường hô hấp.
Theo như các chuyên gia tai - mũi - họng thì do cấu tạo của mũi trẻ còn non yếu, niêm mạc mũi mỏng, lông mũi chưa phát triển, lỗ mũi và ổng mũi của trẻ còn hẹp nên rất dễ để virus, vi khuẩn bám vào, phát triển, nhân lên rồi lan rộng ra. Virus càng nhân lên nhiều thì khả năng trẻ bị bệnh càng cao, các dấu hiệu khi trẻ bị mắc bệnh đường hô hấp là nghẹt mũi, chảy nước mũi, dần dần dẫn đến viêm tắc mũi, ho.
Bên ngoài của lớp niêm mạc được bao phủ bởi 1 lớp dịch nhầy có tác dụng bảo vệ mũi. Tuy nhiên, trẻ lại không biết cách xì mũi, nên việc xì mũi để loại bỏ virus, vi khuẩn ra ngoài cơ thể rất kém. Khi dịch viêm ở trong ổ mũi lâu ngày sẽ lan xuống dưới họng gây ra tình trạng viêm họng với các biểu hiện như đau họng, ho sốt, mệt mỏi,..
Ngoài ra thì các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, thời tiết chuyển mùa, độ ẩm của không khí xuống thấp cũng là nguyên nhân khiến cho đường hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng. Khi không khí khô sẽ làm khô lớp niêm mạc của trẻ, mà trẻ lại có niêm mạc mỏng nên dễ bị tạo thành gỉ mũi chèn vào đường thở của trẻ. Nếu trẻ dùng tay để ngoáy mũi đưa virus, vi khuẩn vào đường thở, nếu không lấy dử mũi, trẻ sẽ phải há miệng để thở, điều này cũng khiến cho virus và vi khuẩn dễ tấn công.
Thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh đường hô hấp
Theo các chuyên gia hô hấp thì 80% các bệnh đường hô hấp là do virus gây ra. Đa phần đều lây truyền theo đường giọt bắn. Khi trẻ chơi đùa với nhau, với người thân xung quanh hoặc đồ chơi, tay chạm vào các bề mặt có nhiễm khuẩn đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
2. Tầm quan trọng của việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ
Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan như mũi họng, thanh quản, phế quản, xoang,... đây là những bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí từ bên ngoài vào nên rất dễ bị tác động khi thời tiết bên ngoài thay đổi. Khí hậu nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn và virus phát triển. Đặc biệt là khoảng thời gian khi thời tiết giao mùa thì đây chính là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp hoành hành.
Mà trẻ nhỏ lại là đối tượng rất dễ mắc bệnh do hệ hô hấp còn chưa hoàn thiện.
Chính vì vậy mà việc vệ sinh mũi cho trẻ rất quan trọng giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
3. Cách vệ sinh đường hô hấp cho trẻ hàng ngày
Bên cạnh vệ sinh thân thể thì cha mẹ cũng cần thường xuyên dạy con ý thức vệ sinh hô hấp. Điều này giúp bé có nhận thức trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân đồng thời có ý thức cộng đồng tốt, hạn chế lây lan cho mọi người xung quanh.
3.1. Vệ sinh mũi hàng ngày
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một trong những cách phổ biến nhất vì nó vừa đơn giản lại hiệu quả và tốn ít chi phí. Nước muối sinh lý có tác dụng giúp làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm và loãng dịch đờm khi bé bị viêm mũi nặng. Đây là 1 phương pháp rất an toàn, không có tác dụng không mong muốn.
Việc chăm chỉ vệ sinh mũi hằng ngày cho con sẽ làm giảm cả số lần cũng như mức độ viêm mũi trong năm của bé. Với những trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi do viêm xoang, khói bụi, rửa mũi sẽ giúp trẻ bớt khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
3.2. Vệ sinh họng, lưỡi, khoang miệng
Đối với những bé đã lớn thì cha mẹ nên cho con súc miệng với nước muối loãng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cần chú ý rằng phải pha đúng tỷ lệ, mùa đông thì nên súc miệng nước muối ấm.
Súc miệng nước muối là cách vệ sinh miệng họng rất hiệu quả
Còn trường hợp trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối sinh lý thì cha mẹ có thể tham khảo sử dụng tưa lưỡi nhúng với nước muối rồi lau nhẹ nhàng vào lợi cũng như các kẽ răng cho bé. Cha mẹ cần chú ý lau cả phần lưỡi cho bé vì lưỡi có thể bị lên men hoặc chứa nhiều vi khuẩn, virus,..
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng đem lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng chống các bệnh đường hô hấp nhất là các bệnh viêm họng do virus vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng và rửa tay sạch sẽ để giảm sự xâm nhập của virus.
Ngoài ra để phòng bệnh thì việc đeo khẩu trang khi ra ngoài và chỗ đông người cũng là rất quan trọng. Khẩu trang sẽ giúp cho người đeo giảm được việc tiếp xúc với khói bụi, những giọt nước bắn li ti từ mọi người xung quanh, nhờ đó bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.
Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì cách này sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn vì trong miệng người lớn có thể có vi khuẩn và sẽ lây lan cho trẻ trong quá trình hút.
Không nên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước ép tỏi vì tỏi có vị cay nên rất dễ gây bỏng niêm mạc mũi con.
4. Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Ngoài vệ sinh đường hô hấp thì dưới đây là các cách phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo:
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc hoặc có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp
Không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây cho đường hô hấp của trẻ như bụi bẩn, khí độc, hơi nóng,..
Cần phải bảo quản và giữ vệ sinh sữa mẹ đúng cách, tránh tình trạng nhiễm khuẩn
Cha mẹ trước và sau khi chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thật sạch sẽ
Vào mùa đông cần giữ ấm cho cơ thể của bé đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn tay, chân.
Hạn chế cho trẻ nằm phòng điều hòa hoặc chơi ngoài trời quá lâu, nhất là khi bước vào thời điểm giao mùa
Không nên đưa trẻ đến những khu vui chơi đông người khi đang có dịch
Tránh đưa trẻ đến khu vui chơi khi đang có dịch
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ phải đầy đủ, đa dạng và khoa học, cân bằng giữa 4 nhóm chất gồm chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Vệ sinh xung quanh môi trường sống phòng ở của trẻ sao cho sạch sẽ, không khí dễ lưu thông giúp trẻ hô hấp được dễ dàng
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ đúng lịch để tạo cho cơ thể trẻ hệ thống miễn dịch chủ động giúp con phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về cách vệ sinh đường hô hấp cho trẻ. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích biết cách vệ sinh mũi họng cho con của mình hằng ngày.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.