Mục lục
Cảm cúm là bệnh gì?
Cúm là 1 bệnh lý lây nhiễm qua đường hô hấp, ở người cúm chủ yếu được gây ra do các chủng Virus cúm A (Genus influenzavirus A ), Virus cúm B (Genus influenzavirus B), và chủng cúm C, D (Influenza C và Influenzavirus D).
Các triệu chứng liên quan đến bệnh có thể thay đổi từ các bệnh lý của đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức các cơ đến những nhiễm khuẩn thứ phát ở đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản.
Cúm có thể tự thuyên giảm sau khoảng 7 ngày mắc bệnh, tuy nhiên vẫn có thể dẫn đến hàng loạt những biến chứng nặng nề như ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh trung ương,... thậm chí là tử vong.
Cảm cúm là 1 bệnh lý lây qua đường hô hấp
1. Tiến triển của bệnh cảm cúm
Cảm cúm thông thường có thể tự khỏi sau khoảng 3-5 ngày hoặc 1 tuần, thông thường 1 đợt cảm cúm sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn như sau:
Khởi phát: Giai đoạn này thường diễn ra trong 1-3 ngày mắc bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện 1 cách đột ngột, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức các cơ, sổ mũi, hắt hơi, kèm theo ngấy sốt và đau đầu.
Toàn phát: Thường xảy ra từ ngày thứ 4 trở đi, tình trạng sổ mũi, nhức mỏi người và ngấy sốt thuyên giảm. Người bệnh xuất hiện tình trạng đau họng, rát họng mất tiếng, đôi khi xuất hiện các cơn ho và tức ngực.
Hồi phục: Tính từ ngày thứ 8 trở đi, lúc này các triệu chứng gần như đã mất hết, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi và ho vẫn có thể kéo dài đến 1-2 tuần sau đó.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm
Virus cúm A (Genus influenzavirus A ), Virus cúm B (Genus influenzavirus B), và chủng cúm C, D (Influenza C và Influenzavirus D) là nguyên nhân chính gây bệnh ở người. Virus cúm có trong dịch tiết của người bệnh phát tán trong không khí, hoặc dính vào các bề mặt đồ vật, khi người khỏe mạnh vô tình chạm vào rồi đưa lên mắt, mũi sẽ trở thành đối tượng nhiễm bệnh tiếp theo.
Sau khi vào cơ thể, Virus cúm sẽ tấn công trực tiếp vào hệ hô hấp của bệnh nhân, bao gồm cả đường hô hấp trên và dưới, từ đó gây ra các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi sổ mũi, viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Virus cúm có thể biến đổi liên tục, với nhiều cơ chế phức tạp, do đó cơ thể người chỉ có thể tạo ra được kháng thể tạm thời với virus cúm. Theo thống kê 1 năm trên thế giới có đến 3 đến 5 triệu trường hợp bệnh nặng do nhiễm virus cúm. Ở Việt Nam, mỗi năm thống kê có khoảng 1 triệu đến 1,8 triệu mắc bệnh cúm mùa, trẻ em là đối tượng truyền vi-rút cúm chính ở người (chiếm 20% đến 30% ca mắc cúm mỗi năm).
Nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm cúm là virus
3. Dấu hiệu của cảm cúm
Dấu hiệu của bệnh cảm cúm thường xuất hiện khoảng 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Cảm cúm rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh, do triệu chứng khá tương đồng. Ngoài các triệu chứng điển hình như nhức mỏi người, hắt hơi, ho, sổ mũi người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Sốt từ vừa đến cao.
Người mỏi kèm theo cảm giác ớn lạnh toàn thân.
Nhức mỏi hệ thống cơ bắp.
Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như nôn trớ, tiêu chảy.
Ban đầu các triệu chứng không đặc hiệu thường chiếm ưu thế, bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức đầu đau các cơ, khó chịu và chán ăn. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột, đi kèm với đó là các triệu chứng của đường hô hấp như ho khan, đau rát hoặc khô giọng, khàn giọng, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Ho là triệu chứng thường gặp nhất, đôi khi có thể đi kèm với cảm giác tức và rát nóng dưới xương ức.
Biểu hiện cúm ở người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch có thể nhẹ hơn, do các phản ứng cytokine giảm, tuy nhiên lại dễ chuyển biến nặng với diễn biến phức tạp. Biểu hiện ban đầu có thể là sốt, người mệt, khó thở,...
Ở trẻ em, biểu hiện của cúm có thể là sốt từ vừa đến cao, thậm chí là rất cao và dẫn đến co giật, ngoài ra không có triệu chứng toàn thân nổi bật.
Thời gian ủ bệnh thông thường là khoảng 2 ngày, sau khoảng 5-7 ngày cúm các triệu chứng sẽ biến mất gần như hoàn toàn, tuy nhiên những cơn ho và tình trạng mệt mỏi vẫn có thể kéo dài trong 1-2 tuần sau đó.
Triệu chứng của bệnh cảm cúm
4. Chẩn đoán bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm có thể chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên điều này khá khó khăn do rất dễ nhầm lẫn giữa cảm cúm với các tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp khác.
Do cúm có thể do nhiều chủng virus gây ra, nên biện pháp xác định chính xác, phù hợp nhất là nuôi cấy virus và PCR phiên mã ngược (RT-PCR). Biện pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh cũng được sử dụng trong điều trị cúm, mặc dù mặc dù độ nhạy thấp tuy nhiên lại nhanh và tiện lợi, giúp bác sĩ chẩn đoán bước đầu tình trạng của bệnh nhân.
Trong 1 số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp X - quang phổi để đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương phổi do cúm gây ra.
5. Phương án điều trị cảm cúm
5.1. Điều trị tại gia đình
Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thức ăn lỏng, chú ý uống nhiều nước và oresol để bù lại lượng nước và khoáng bị mất do sốt cao. Vệ sinh đường họng, mũi bằng chế phẩm NaCl 0,9%, để đường thở thông thoáng hơn và loại bỏ bớt mầm bệnh.
5.2. Sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng
Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt và giảm bớt tình trạng đau nhức người. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, chú ý đến 1 số đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người có tiền sử dị ứng thuốc… Không sử dụng Aspirin để hạ sốt, đặc biệt là cho trẻ em, do nguy cơ cao gây xuất huyết tiêu hóa.
Trong 1 số trường hợp đặc biệt, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các thuốc kháng virus như Oseltamivir, Zanamivir và Baloxavir để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng gây ra do cảm cúm.
Để hạn chế sự lây lan của bệnh, mọi người nên thực hiện những biện pháp sau:
Giữ vệ sinh nhà cửa, và vệ sinh cá nhân.
Tiến hành đoe khẩu trang khi đi đến nơi đông người, hoặc những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, trạm y tế.
Vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng, thường xuyên vệ sinh mắt, mũi họng bằng dung dịch Nacl 0.9%.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, chuyển lạnh.
Hạn chế việc tiếp xúc với bệnh nhân mắc cảm cúm hoặc đang nghi ngờ mắc cúm.
Tiêm vắc xin cúm hằng năm để có thể hạn chế nhiễm và tái nhiễm cúm.
Che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, việc này sẽ hạn chế tối đa các giọt bắn chứa mầm bệnh phát tán trong không khí.
Phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm
Mục tiêu chính trong điều trị cúm là tăng sức đề kháng cho bệnh nhân, giảm nhẹ và loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Với những ca bệnh nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà (có hướng dẫn y tế). Với những trường hợp nặng, có diễn biến phức tạp thì cần phải đưa bệnh nhân vào viện để được theo dõi và điều trị.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.