Cảm cúm là gì, nguyên nhân và đối tượng dễ mắc cảm cúm

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Cảm cúm là 1 bệnh lý của đường hô hấp, gây ra do virus cúm (Influenza virus). Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng phức tạp và nghiêm trọng, vậy cảm cúm là gì? Và nguyên nhân gây ra cảm cúm là gì? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi trên.

1. Cảm cúm là bệnh lý gì?

Cảm cúm là gì có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Cúm là 1 bệnh lý của đường hô hấp, bệnh có khả năng lây lan nhanh và phát tán rộng. Ở người có 4 chủng gây ra bệnh cảm cúm đó là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C, D. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 - 10% người trưởng thành và 20 - 30% trẻ nhỏ bị mắc cúm, trong đó có 500.000 ca mắc những biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần khởi phát bệnh, tuy nhiên nó vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề trên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch,... nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Người bị mắc 1 số bệnh lý mãn tính, người cao tuổi, trẻ em dưới 1 tuổi phụ nữ đang trong giai đoạn thai nghén là những đối tượng dễ mắc virus cúm và dễ gặp biến chứng nhất.


Cảm cúm là 1 bệnh lý lây nhiễm qua đường hô hấp 

2. Các chủng Virus gây bệnh cúm mùa

Có 4 chủng virus cúm đã được phát hiện và được đánh dấu là A, B, C, D. Trong đó virus cúm A, B là những chủng cúm thường gặp ở người, có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành đại dịch. virus cúm C thường gây ra các triệu chứng nhẹ, còn virus cúm D chỉ gây bệnh trên gia súc không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.


Nguyên nhân gây cảm cúm là Virus

2.1. Virus cúm A

Virus cúm A không chỉ gây bệnh ở người mà còn được tìm thấy ở vật nuôi như lợn, ngựa, gia cầm và các loài chim di cư hoang dã. Virus cúm A chứa tám phân đoạn RNA, protein Haemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA) là 2 protein chính trên bề mặt của virus. Virus cúm A được phân thành nhiều chủng, đa dạng kháng nguyên, trong các điều kiện thuận nơi virus cúm A có thể lây lan mạnh và dễ bùng phát thành đại dịch.

Trong 100 năm qua, bốn đại dịch cúm ở người đã xảy ra, trong đó đại dịch năm 1918 do vi-rút cúm A (H1N1) gây ra là nghiêm trọng nhất, vì nó có liên quan đến hơn 40 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Virus cúm A (H2N2), (H3N2) và (H1N1) đã lần lượt gây ra các đại dịch năm 1957, 1968 và 2009.

2.2. Virus cúm B

Virus cúm B được phân chia thành hai dòng khác nhau về mặt kháng nguyên là B/Victoria và B/Yamagata. Virus cúm B là nguyên nhân của 25% các ca mắc cúm hằng năm, bệnh có thể lây lan rất mạnh tuy nhiên ít có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Tuy nhiên, virus cúm B vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây ra những cơn sốt rất cao và tình trạng mệt mỏi kéo dài.

2.3. Virus cúm C

Virus cúm C thường liên quan đến những nhiễm trùng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng ở người. Do đó virus cúm C ít nguy hiểm hơn và ít có khả năng bùng phát thành đại dịch.

2.4. Virus cúm D 

Virus cúm D là “họ hàng xa” với Virus cúm C được phân lập từ lợn và bò. Virus cúm D mới chỉ được phát hiện là gây bệnh trên gia súc chưa ảnh hưởng đến con người.

3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh cảm cúm

Các triệu chứng cảm cúm thường biến mất sau khoảng 1 tuần xuất hiện, tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng với biến chứng phức tạp, cúm thường tiến triển qua 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Khởi phát: Giai đoạn này thường diễn ra trong 1 đến 3 ngày đầu, mầm bệnh thường đã được đưa vào từ trước đó 1-2 ngày. Các triệu chứng của cúm thường đột ngột xuất hiện, điển hình là các triệu chứng sau: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt từ vừa đến cao,...

Toàn phát: Tính từ ngày thứ 4 trở đi, các triệu chứng thường dồn dập và có diễn biến nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát họng, ho nhiều đôi khi kèm mủ xanh hoặc trắng, cảm giác tức ngực.

Hồi phục: Giai đoạn hồi phục được tính từ ngày thứ 8 trở đi, đây là lúc các triệu chứng cải thiện dần, người bệnh sẽ hết đau rát họng, hết sổ mũi và hắt hơi, tuy nhiên các cơn ho và tình trạng mệt mỏi vẫn có thể kéo dài hàng tuần sau đó.


Các giai đoạn tiến triển của bệnh cảm cúm

4. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân cảm cúm là do Virus cúm A, B, C. Sau khi xâm nhập vào cơ thể những virus này nhanh chóng tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh (bao gồm cả đường hô hấp trên và dưới). 

Các ca bệnh nặng hoặc tử vong nhiễm virus cúm thường là do viêm phổi, và bội nhiễm vi khuẩn thứ phát. Virus tấn công vào phổi gây viêm phổi cấp, kèm theo các phản ứng tiền viêm mạnh (cơn bão cytokine), từ đó gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên hệ hô hấp thậm chí là tử vong.

5. Các con đường lây lan của cảm cúm


Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị cúm

Cúm có khả năng lây nhiễm cao và phát tán mạnh, bệnh cúm lây từ người sang người chủ yếu qua 2 con đường:

  • Tiếp xúc gần với người bị cúm:

Khi người bệnh bị ho và hắt hơi, các mầm bệnh có trong dịch tiết của người bệnh có cơ hội phát tán ra không khí trong phạm vi 2m. Do đó khi tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm và không đeo khẩu trang và mặc đồ phòng hộ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

  • Bề mặt tiếp xúc: 

Việc sử dụng chung các đồ vật với bệnh nhân mắc cúm như khăn mặt, cốc uống nước,... chính là những nguy cơ tiềm tàng gây lây nhiễm chéo. Khi bệnh nhân bị ho hoặc hắt hơi, sẽ khiến các dịch tiết bắn ra ngoài và bám vào các đồ vật, bề mặt xung quanh. Virus cúm có khả năng tồn tại lâu trong không khí, do đó khi người khỏe mạnh vô tình chạm vào các bề mặt chứa mầm bệnh rồi đưa lên mặt, mũi, miệng, sẽ bị lây nhiễm.

6. Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Trẻ nhỏ: 

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin phòng cúm là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Những trẻ sinh non hoặc có những bệnh lý bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc cúm cao hơn và sẽ có diễn biến phức tạp hơn.

  • Người cao tuổi trên 65 tuổi: 

Người cao tuổi là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do suy giảm hệ miễn dịch hoặc do mắc các bệnh lý mãn tính. Đối tượng này thường có diễn biến bệnh phức tạp hơn, và có nguy cơ bội nhiễm cao.

Những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường... 

  • Phụ nữ mang thai: 

Mang thai từ lâu đã được công nhận là một yếu tố nguy cơ gây bệnh cúm nghiêm trọng, phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, và hưởng của thai kỳ đối với hệ thống miễn dịch, khiến thai phụ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Nguy cơ mắc cúm tăng nên khi khi mới mang thai và kéo dài đến tận giai đoạn hậu sản.

Bệnh cúm có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đỉnh điểm nhất là vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng bệnh có thể trở nặng và diễn biến phức tạp hơn khi thời tiết trở lạnh. Do đó, khi vào thời điểm giao mùa hoặc chuyển lạnh, trẻ em người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần chú ý giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đi ra nơi đông người và tiêm phòng vắc xin cúm để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh.

Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:

  • Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).

  • Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

  • Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.