Đổ ghèn ở mắt trẻ: Dấu hiệu không được coi thường

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bé thức dậy với đôi mắt đổ đầy ghèn khiến ba mẹ lo lắng? Nếu mẹ băn khoăn không biết đây là biểu hiện sinh lý hay là dấu hiệu bệnh lý ở mắt, vậy mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết hôm nay.

1. Chảy ghèn mắt ở trẻ nhỏ là gì?

Ghèn mắt (hay gỉ mắt) là hỗn hợp được tạo thành từ dầu nhờn, tế bào chết và các chất tích tụ ở trong mắt kết hợp với nhau. Tùy vào tỷ lệ giữa các thành trên mà ghèn mắt có thể ở dạng khô đặc hoặc ướt dính kết tụ ở khóe mắt.


Mắt đổ ghèn là tình trạng phổ biến ở trẻ

Theo các chuyên gia, dầu nhờn được tiết ra bởi tuyến meibomian, có tác dụng giữ ẩm cho mắt của trẻ. Thông thường, chất nhờn này sẽ được rửa trôi bởi lượng nhỏ nước mắt tiết ra qua mỗi lần chớp. Vậy nên khi mắt trẻ không cử động, chất nhờn sẽ dần tích tụ lại, kéo theo các chất cặn bã và được đẩy ra khóe mắt, giúp làm sạch mắt.

2. Nguyên nhân ghèn mắt ở trẻ

Đổ ghèn ở mắt trẻ có thể là là hiện tượng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh lý ở mắt, cụ thể như sau:

2.1 Nguyên nhân sinh lý

Tiết ghèn mắt là phản xạ sinh lý bình thường ở hầu hết trẻ nhỏ. Ghèn sinh lý thường có màu hơi vàng hoặc trắng đục, kết cấu khô hoặc hơi ướt kết tụ ở khóe mắt. Loại ghèn này rất dễ rửa sạch và không đau khi khi lấy ra khỏi mắt. Bên cạnh đó, mắt trẻ cũng không xuất hiện các triệu chứng bất thường.


Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có thể khiến mắt tăng đổ ghèn

Ngoài ra, trong một số trường hợp sinh lý mắt trẻ có thể tăng đổ ghèn như:

  • Dịch ối chảy vào mắt trẻ trong quá trình sinh nở

  • Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

  • Vệ sinh mắt sai cách khiến mắt trẻ không được làm sạch, làm chất bẩn tích tụ lại trong mắt.

  • Xuất hiện dị vật trong mắt trẻ như: lông động vật, hóa chất, côn trùng,... khiến mắt tăng tiết ghèn để làm sạch.

  • Trẻ học tập căng thẳng, xem quá nhiều thiết bị điện tử gây khô, mỏi mắt kích thích mắt tăng tiết dịch để làm ẩm, giảm khó chịu.

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Dấu hiệu đổ ghèn ở mắt trẻ cũng có thể cảnh báo các bệnh lý ở mắt. Đặc điểm của ghèn mắt bệnh lý là có màu sắc bất thường, ghèn lỏng ướt kết tụ quanh mắt, khó làm sạch hoặc gây đau khi làm sạch. Bên cạnh đó, mắt bé còn xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường.

Những bệnh lý thường gặp khiến mắt trẻ tăng đồ ghèn gồm:

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Lúc này, mắt trẻ có thể bị đau ngứa, cộm cứng và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Tùy từng trường hợp mà trẻ có thể bị đổ ghèn mắt khác nhau.

  • Viêm kết mạc do virus: Trẻ tiết nhiều ghèn mắt dạng nhầy lỏng hoặc đặc quánh màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt. Trẻ chảy nước mắt nhiều, đỏ mắt và có thể bị sốt.

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Thường là do lậu cầu hoặc tụ cầu vàng. Trẻ bị đổ ghèn đặc có mủ màu vàng, xanh hoặc xám và khiến hai mắt trẻ dính vào nhau khi ngủ dậy.


Viêm kết mạc có thể là nguyên nhân khiến trẻ đổ ghèn mắt

Để điều trị viêm kết mạc cho bé, ba mẹ cần vệ sinh mắt đều đặn mỗi ngày, bóc sạch lớp giả mạc và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. 

Tắc tuyến lệ

Khoảng 10% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ gây chảy nước mắt liên tục. Tình trạng này kéo dài khiến dịch tiết ứ ở khóe mắt, gây nhiễm trùng mắt thứ phát và hình thành mủ ở mắt. Đây là nguyên nhân khiến mắt trẻ tăng đổ ghèn và giảm khả năng nhìn.

Tắc tuyến lệ có thể xảy ra ở một hoặc hai bên ống tuyến lệ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bẩm sinh, chấn thương mắt hoặc hẹp ống lệ đạo làm cản trở dòng chảy của nước mắt xuống mũi. Nếu được chăm sóc và xử lý tốt, tắc tuyến lệ ở trẻ có thể tự khỏi sau một vài tháng.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi hay viêm mi mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng đổ ghèn ở mắt trẻ. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở gốc mi trên và mi dưới, bên ngoài mí mắt hoặc mí mắt bên trong. 


Trẻ bị viêm bờ mi cũng tăng tiết ghèn mắt nhiều hơn

Khi bị viêm bờ mi, mí mắt của trẻ bị sưng đỏ, có vảy và đóng ghèn vào mỗi buổi sáng khiến hai mắt bị đóng chặt, rất khó mở mắt. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác bỏng rát và ngứa ngáy kèm theo chảy nước mắt rất nhiều.

Nguyên nhân gây viêm bờ mi ở trẻ thường do nhiễm khuẩn hoặc bất thường sản xuất và bài tiết các tuyến bã nhờn trên mí mắt. Bên cạnh đó, những trẻ bị viêm da dầu hoặc không tiết đủ nước mắt cũng có nguy cơ cao bị viêm bờ mi. 

Việc điều trị viêm bờ mi ở trẻ cần thực hiện theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài các biện pháp chăm sóc mắt, trẻ có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

3. Hậu quả ghèn mắt ở trẻ

Đổ ghèn mắt không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ, cụ thể:

  • Mắt đổ ghèn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm hình thành thói quen dụi mắt, gây tác động xấu cho mắt.

  • Đổ ghèn có thể kéo theo triệu chứng đau nhức, sưng tấy mắt khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ăn ngủ kém hơn.

  • Ghèn kết tụ quanh mắt có thể gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.

  • Ghèn mắt có kết cấu đặc quánh có thể gây đau trong khi vệ sinh mắt và khiến trẻ gặp khó khăn khi đóng mở mắt. 

  • Ghèn mắt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Ghèn quá nhiều cản trở hoạt động nhắm - mở mắt

Mặc dù triệu chứng ghèn mắt không gây nguy hiểm nhưng nếu đổ ghèn do nguyên nhân bệnh lý, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng sau đây nếu không được điều trị kịp thời:

  • Viêm tuyến lệ cấp tính: Xảy ra ở những trẻ bị tắc tuyến lệ kéo dài nhưng không được can thiệp điều trị.

  • Nhiễm trùng mắt: Xuất hiện ở những trẻ bị viêm bờ mi, viêm kết mạc tái đi tái lại nhiều lần.

  • Thủng hoặc hoại tử mắt: Xảy ra trong các trường hợp trẻ bị đổ ghèn mắt do nhiễm lậu cầu gây viêm kết mạc và không được điều trị kịp thời. 

Hầu hết ba mẹ không thể tự phán đoán được nguyên nhân gây đổ ghèn mắt và tiên lượng được nguy cơ tiến triển của các bệnh lý ở mắt. Vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng này, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

4. Cách vệ sinh khi mắt trẻ bị đổ ghèn

Chế độ chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách giúp cải thiện tình trạng đổ ghèn mắt trong hầu hết trường hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho ba mẹ:

  • Đầu tiên, ba mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho bé để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Chuẩn bị gạc sạch hoặc khăn giấy kháng khuẩn dùng một lần, nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Tránh dùng bông gòn vì các sợi bông sót lại có thể gây kích ứng mắt bé.

  • Thấm ướt gạc hoặc giấy bằng nước muối sinh lý, nếu không có thì có thể dùng nước ấm sạch.

  • Dùng đầu ngón tay trỏ và tay giữa bên tay thuận giữ chắc gạc hoặc miếng giấy, sau đó lau nhẹ nhàng trên mắt trẻ theo hướng từ khóe mắt đến đuôi mắt. 

  • Chú ý: Chỉ lau theo một chiều, mỗi lần lau sử dụng một miếng gạc mới và tránh lau vào mí mắt trẻ. Nếu gặp vị trí ghèn mắt dính chặt, mẹ có thể làm ướt gạc nhiều hơn để làm mềm ghèn và lau nhiều lần để làm sạch. Tránh cọ xát mạnh khiến bé bị đau.

  • Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/ ngày để giúp làm sạch mắt cho bé.

Vệ sinh đúng cách giúp cải thiện tình trạng ghèn ở mắt trẻ

Sau khi vệ sinh sạch ghèn mắt cho trẻ, ba mẹ có thể kết hợp với các động tác massage để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ. Cách massage rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần dùng đầu ngón tay trỏ ấn nhẹ vào sống mũi trong của trẻ sơ sinh. Sau đó vuốt xuống nhẹ nhàng dọc theo sống mũi, lặp lại động tác 2 - 3 lần. Ba mẹ nên massage 2 lần/ ngày vào buổi sáng để có kết quả tốt nhất. 

5. Làm thế nào phòng tránh ghèn mắt ở trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, tình trạng đổ ghèn ở mắt trẻ có thể bỗng dưng xuất hiện và không thể phòng tránh. Thực tế không hẳn vậy, việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng có thể giúp phòng tránh ghèn mắt ở trẻ.

5.1 Điều chỉnh lối sống

Đổ ghèn do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý đều bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt, vui chơi hàng ngày của trẻ. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này thông qua việc điều chỉnh lối sống của trẻ.


Cho trẻ sinh hoạt ở không gian trong lành

Một số biện pháp cụ thể giúp phòng tránh ghèn ở mắt trẻ gồm:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Ba mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Bên cạnh đó, trẻ cần biết cách vệ sinh tay và mắt đúng cách khi bị bẩn, điều này sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn hay dính dị vật trên mắt.

Không dùng chung đồ cá nhân: Trẻ cần có bộ vật dụng cá nhân riêng như: khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, gối, chăn,... nhất khi trẻ sinh hoạt ở môi trường chung như lớp học. Điều này sẽ giảm nguy cơ trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh từ trẻ khác.

Tránh tiếp xúc với người bệnh: Ba mẹ cần tránh để bé tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm bờ mi, lẹo mắt,... để tránh bị lây bệnh, dẫn đến mắt tăng đổ ghèn.

Không gian sinh hoạt lành mạnh: Ba mẹ nên cho bé học tập, vui chơi ở những nơi rộng rãi, thoáng khí và trong lành. Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, chất thải nông nghiệp, khu chăn nuôi động vật,... vì có thể khiến mắt trẻ bị kích ứng, dị ứng và đổ ghèn.

Chú ý các sản phẩm dành cho trẻ: Với các sản phẩm như: kem chống nắng, sữa tắm, dầu gội,... cho trẻ, ba mẹ nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh gây kích ứng cho da và mắt trẻ khi tiếp xúc.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ: Khi bé di chuyển ngoài trời, du lịch, cắm trại hay tham gia hoạt động ngoại khóa, ba mẹ cần chuẩn bị các thiết bị bảo vệ mắt cho con như: mũ rộng vành, kính mắt,... Điều này giúp hạn chế các tác nhân có hại như tia UV, bụi bẩn xâm nhập vào mắt trẻ. 

Dạy trẻ phân biệt tác nhân nguy hiểm: Trẻ cần biết được những hành động hoặc vật dụng có thể gây nguy hiểm cho mắt, từ đó hình thành phản xạ bảo vệ mắt.

Cho bé khám mắt định kỳ: Trẻ nên được khám mắt định kỳ từ 1 - 2 lần/ năm. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở mắt trẻ, từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

5.2 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh thói quen và chế độ sinh hoạt, ba mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất có lợi cho đôi mắt của trẻ. Những dưỡng chất như: vitamin A, vitamin E, Omega - 3, Lutein và Zeaxanthin giúp tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ mắt. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mắt khỏe hơn, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Cách bổ sung dưỡng chất dễ dàng nhất là thông qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày của con. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cần nghiên cứu hàm lượng dưỡng chất trong từng thực phẩm, từ đó tính toán được lượng thực phẩm phù hợp trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần thay đổi và phối hợp đa dạng các thực phẩm để bé có bữa ăn hiệu quả và ngon miệng.


Oralux và Neo Kids là sản phẩm bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho mắt

Ngoài ra, ba mẹ có thể lựa chọn các dòng sản phẩm chuyên biệt giúp bổ sung dưỡng chất cho trẻ đơn giản và hiệu quả. Một trong những bộ sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay là Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux. Sản phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất với hàm lượng cần thiết gồm:

  • Omega - 3 (DHA/EPA): Tăng làm ẩm mắt, hỗ trợ nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phát triển hoàn thiện tế bào mắt.

  • Vitamin A/ Vitamin E: Có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng chữa lành và rút ngắn thời gian phục hồi các tổn thương ở mắt. 

  • Lutein và Zeaxanthin: Tạo màng lọc ngăn cản ánh sáng xanh tấn công và làm tổn hại mắt. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu, được phân phối rộng rãi tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, sản phẩm đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, ba mẹ quan tâm có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY.

Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề đổ ghèn ở mắt trẻ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho ba mẹ nhiều thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn thắc mắc xoay quanh vấn đề này, ba mẹ vui lòng liên hệ qua hotline 1900 636 985 để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.