Giải đáp: Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ cảnh báo bệnh gì?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ có thể là triệu chứng của bệnh khô mắt, viêm kết mạc hoặc tắc tuyến lệ,... Cha mẹ cần chú ý chăm sóc và bảo vệ mắt của trẻ tốt hơn khi mắt trẻ bị chảy ghèn.

1.Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ là gì?

Trẻ bị đổ ghèn mắt hay gỉ mắt xuất hiện khi trẻ thức dậy là một hiện tượng sinh lý bình thường của mắt. Ghèn mắt có tác dụng giữ ẩm cho mắt, tránh mắt bị khô trong thời gian ngủ. Tuy nhiên, chúng lại làm trẻ khó chịu và dụi mắt liên tục. Đôi khi, việc đổ ghèn mắt quá nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về mắt ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần chú ý.

Một đôi mắt khỏe mạnh thường tiết ra chất nhầy vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. Ghèn mắt nhanh chóng khô, có màu xanh lục, vàng hoặc trắng và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào. 

Bên cạnh việc đổ ghèn, mắt của trẻ có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: đau mắt, dụi mắt liên tục, khó mở mắt, sưng mắt, sưng mặt, có tia đỏ trong lòng trắng của mắt,... Nếu việc đổ ghèn mắt kéo dài hoặc có kèm theo các triệu chứng khác thì nhiều khả năng trẻ bị nhiễm trùng hoặc có dị vật trong mắt.

2.Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ là bệnh gì?

Trẻ nhỏ hay khóc nên hiện tượng đổ ghèn mắt cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà phớt lờ dấu hiệu này. Vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về mắt mà trẻ đang gặp phải.

2.1. Trẻ bị khô mắt

Nếu mắt trẻ có nhiều gỉ mắt vào buổi sáng kèm theo hiện tượng nhìn mờ (trẻ phải nheo mắt để quan sát) thì có thể bé đang bị khô mắt. Triệu chứng của bệnh khô mắt là chảy nhiều nước mắt, nhìn không rõ sau khi chớp mắt và xuất hiện ghèn màu trắng ở hai bên hốc mắt. Ngoài ra, khi mắt bị khô, thường sẽ kèm theo cảm giác rát hoặc cộm khiến cho bé dụi mắt nhiều lần.


Khô mắt có thể khiến trẻ bị chảy ghèn ở mắt

Khô mắt kéo dài có thể làm tổn thương niêm mạc hoặc nhãn cầu. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ do khô mắt, cha mẹ cần nhỏ thuốc mắt cho con, đeo kính râm khi ra đường, tránh nhìn quá gần vào màn hình điện thoại hoặc máy tính và hạn chế để bé ngồi điều hòa quá lâu. 

2.2. Trẻ bị viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc, hay đau mắt đỏ, là bệnh lý rất thường gặp vì nó lây lan khá nhanh, đặc biệt ở trẻ em. Nếu trẻ bị đổ ghèn mắt kèm theo các triệu chứng như kết mạc mắt có màu đỏ, ngứa hoặc đau rát, chảy nước mắt nhiều, phù mi,... thì nhiều khả năng trẻ đang bị đau mắt đỏ. 

Đau mắt đỏ có thể kèm theo các triệu chứng của tình trạng nhiễm virus như ho, sốt, hắt hơi, đau mỏi người, viêm họng hoặc nổi hạch ở cổ. Đối với đau mắt đỏ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc tra mắt. Nếu không được điều trị sớm, đau mắt đỏ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm thị lực, mắt nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương giác mạc,...

2.3. Trẻ bị lên lẹo ở mắt

Lên lẹo mắt là hiện tượng xảy ra khi nang lông trên mí mắt bị nhiễm trùng. Lên lẹo là khi xuất hiện một cục u nhỏ, có màu đỏ trông giống như mụn nhọt và ấn đau. Trẻ bị lên lẹo ở mắt thường có các triệu chứng như: sưng đỏ ở một vùng mi mắt, cộm hoặc đau ở bờ mi, chảy nước mắt nhiều,... Khi xuất hiện dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ bị lên lẹo thì tức là lẹo đã tiến triển trầm trọng hơn. 

Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, mà hãy bình tĩnh vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ. Hãy vệ sinh mắt cho con bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý và chườm gạc ấm lên mắt. Thông thường, các vết sẹo sẽ tự biến mất sau khoảng 1-2 tuần. 

2.4. Trẻ bị cảm cúm

Nghe có vẻ là không liên quan nhưng dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ có thể là hệ quả của bệnh cảm cúm. Vì cảm cúm có thể cũng có thể dẫn đến việc niêm mạc mắt bị tổn thương, sưng đỏ, gây chảy nhiều nước mắt và gỉ mắt. 


Cảm cúm cũng có thể khiến trẻ đổ ghèn mắt nhiều hơn

Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ bị cảm cúm thường không nghiêm trọng và sẽ hết sau khi trẻ khỏi bệnh. Cha mẹ nên vệ sinh mặt mũi sạch sẽ cho con và bổ sung vitamin tăng đề kháng để con mau hồi phục. Tuy nhiên, nếu gỉ mắt của trẻ có màu xanh hoặc vàng đậm hoặc chảy mủ thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

2.5. Trẻ bị viêm mí mắt

Các tình trạng nhiễm trùng khác tại mắt, đặc biệt là vùng mí mắt, cũng có thể khiến mắt đổ nhiều ghèn. Mắt trẻ bị nhiễm khuẩn thường là do bụi bẩn hoặc thói quen dụi mắt. 

Khi bị viêm mí mắt, mắt trẻ sẽ đổ nhiều ghèn, chảy nước mắt và lông mi có thể bị dính lại gây khó khăn trong việc mở mắt khi thức dậy vào buổi sáng. 

2.6. Trẻ bị tắc tuyến lệ

Dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ rất có thể là do bé bị tắc tuyến lệ. Tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt, bụi bẩn và dịch nhầy không thoát được, đọng lại ở mí mắt và tạo nên ghèn.

Có đến 20% trẻ khi sinh ra bị tắc tuyến lệ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì thông thường sau khoảng 4-6 tháng thì tuyến lệ của con sẽ hoạt động trở lại bình thường và trẻ sẽ không còn bị chảy ghèn mắt nữa. 

3.Cần làm gì khi trẻ bị đổ ghèn mắt

Trẻ bị đổ ghèn mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, việc điều trị cũng cần phụ thuộc vào từng loại bệnh lý. Tuy nhiên, trong quá trình đó, cha mẹ cần chăm sóc mắt của trẻ thật tốt. 

Hãy dùng nước sạch, nước muối sinh lý, tăm bông để vệ sinh mắt cho trẻ khi bị chảy ghèn. Sau đó, có thể dùng gạc để chườm ấm mắt của trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Chườm ấm có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh lên lẹo mắt và tắc tuyến lệ. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ rửa tay chân sạch sẽ và không dụi mắt quá nhiều lần. 


Cần chú ý chăm sóc mắt cho trẻ

Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không làm thuyên giảm các triệu chứng ở mắt trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Với những tình trạng viêm nhiễm nặng, có thể phải dùng đến kháng sinh.

4.Khi nào nên đưa trẻ bị đổ ghèn mắt đi khám bác sĩ?

Dấu hiệu trẻ bị ghèn ở mắt thường không nguy hiểm và sẽ dần hết theo thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan vì mắt của trẻ rất dễ bị tổn thương. Nếu sau vài ngày mà các triệu chứng ở mắt của trẻ không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu mới, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện. 

Cụ thể, mắt của trẻ có thể đang bị tổn thương nặng hơn nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Vùng mắt hoặc mí mắt sưng to hoặc ngày càng đỏ lên

  • Trẻ không thể hoặc gặp khó khăn khi mở mắt

  • Đau dữ dội vùng mi mắt hoặc hốc mắt

  • Sốt cao, đau mỏi người

  • Xuất hiện các tia đỏ ở lòng trắng của mắt

Tóm lại, dấu hiệu ghèn mắt ở trẻ không phải là một vấn đề mới, nhưng lại chưa được quan tâm đúng cách. Mặc dù đa phần xuất hiện ghèn ở mắt là điều bình thường nhưng việc trẻ dụi mắt quá nhiều cũng khiến cho mắt bị tổn thương. Do vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ.


Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.