Mục lục
- 1.Nguyên nhân bé bị ghèn mắt
- 2.Trẻ bị đổ ghèn mắt có nguy hiểm không?
- 3.Tổng hợp các cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ
- 3.1. Giữ cho tay và mặt của trẻ luôn sạch sẽ
- 3.2. Trẻ cần có vật dụng cá nhân riêng
- 3.3. Tránh để trẻ tiếp xúc với người có bệnh về mắt
- 3.4. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc
- 3.5. Chú ý khi sử dụng sữa tắm cho trẻ
- 3.6. Đeo kính để bảo vệ mắt cho trẻ
- 3.7. Dạy trẻ cách tự bảo vệ mắt
- 3.8. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt của trẻ
1.Nguyên nhân bé bị ghèn mắt
Cùng với việc tìm hiểu về các cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ, cha mẹ cần hiểu về các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị ghèn ở mắt. Đổ ghèn mắt là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đổ ghèn mắt thường xuất hiện sau khi bé ngủ dậy và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Trong quá trình chuyển dạ, máu và nước ối của thai phụ có thể chảy vào mắt và gây nhiễm trùng mắt của thai nhi. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, mắt của trẻ dễ bị đổ ghèn hoặc sưng đỏ.
Mẹ vệ sinh mắt cho trẻ chưa sạch dẫn đến bụi bẩn vẫn bám lại trên mắt. Khi đó, cơ chế tự làm sạch của mắt khiến mắt bé bị đổ ghèn. Ngoài ra, nếu vệ sinh mắt cho bé quá nhiều lần gây khô mắt, nước mắt tiết ra nhiều cũng có thể làm ghèn mắt xuất hiện.
Vệ sinh mắt không đúng cách có thể khiến trẻ bị ghèn ở mắt
Đối với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thì chất lượng sữa cũng có thể là lý do khiến bé bị đổ ghèn mắt. Các chuyên gia cho biết, một phần là chế độ ăn của mẹ có nhiều thực phẩm cay nóng hoặc có tính nhiệt
Trẻ bị mắc các bệnh lý về mắt. Mắt đổ nhiều ghèn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, lên lẹo mắt, tắc tuyến lệ, viêm mi mắt, khô mắt,... Nếu mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ có các triệu chứng khác kèm theo đổ ghèn mắt như đỏ mắt, đau rát, chảy nhiều nước mắt,...
Mắt của trẻ bị nhiễm trùng cũng có thể gây tình trạng đổ nhiều ghèn. Nếu bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, mắt của trẻ có thể chảy mủ hoặc mí mắt bị dính vào nhau khiến trẻ khó mở mắt khi ngủ dậy.
Nguyên nhân trẻ bị đổ ghèn mắt rất đa dạng, nên cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của con để sớm nhận biết được tình trạng sức khỏe của con và áp dụng đúng cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ.
2.Trẻ bị đổ ghèn mắt có nguy hiểm không?
Đổ ghèn ở mắt là hiện tượng thường gặp và hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Thông thường, hiện tượng đổ ghèn mắt sẽ hết dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, ghèn mắt là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về mắt và các triệu chứng sẽ ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh đó, đổ ghèn mắt dễ khiến trẻ khó chịu và dụi mắt nhiều lần. Trẻ dụi mắt quá mức có thể làm tổn thương niêm mạc mắt. Vì thế, việc áp dụng các cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ là rất cần thiết.
Trẻ dụi mắt nhiều lần có thể gây tổn thương mắt
Trong nhiều trường hợp, chảy ghèn ở mắt là dấu hiệu của bệnh lý tắc tuyến lệ. Theo thống kê của Học viện Nhãn khoa Hoa kỳ, có đến 20% trẻ nhỏ khi sinh ra có 1 hoặc cả 2 ống tuyến lệ bị tắc nghẽn. Khi ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn, nước mắt và dịch nhầy không thể chảy xuống mũi và đọng lại ở các khóe mắt tạo ra ghèn mắt.
Thông thường, ống dẫn nước mắt sẽ trở lại bình thường trong vòng 4-6 tháng mà không cần điều trị. Nhưng có một số trường hợp tuyến lệ bị tắc vĩnh viễn khiến ghèn mắt xuất hiện nhiều hơn những trẻ khác.
3.Tổng hợp các cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ
Đổ ghèn mắt có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nó có thể khiến bé khó chịu, dụi mắt nhiều lần và dẫn đến tổn thương mắt. Vì vậy để phòng tránh ghèn mắt ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
3.1. Giữ cho tay và mặt của trẻ luôn sạch sẽ
Việc giữ cho tay và mặt của trẻ luôn sạch sẽ là cách hiệu quả nhất để phòng tránh nhiễm trùng mắt. Cha mẹ nên dùng nước và xà phòng để rửa tay và dùng nước sạch để rửa mặt của trẻ thường xuyên, đặc biệt sau khi trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc sau khi vui chơi ở ngoài.
3.2. Trẻ cần có vật dụng cá nhân riêng
Cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ nhỏ là không nên để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Chẳng hạn như khăn tắm, khăn giấy, chăn, gối và đồ chơi nên được giữ riêng cho từng trẻ để tránh lây nhiễm. Đây là một trong những cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ quan trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh hoặc giặt sạch các vật dụng này hoặc khử trùng chúng để đảm bảo vệ sinh.
3.3. Tránh để trẻ tiếp xúc với người có bệnh về mắt
Nếu trong gia đình hoặc xung quanh trẻ có người bị ghèn mắt hoặc mắc các bệnh lý về mắt, cha mẹ cần chú ý không nên để trẻ tiếp xúc gần với họ để tránh lây bệnh. Ngoài ra, nếu trẻ đã tiếp xúc với những người đó hoặc tiếp xúc với các vật dụng của họ thì cha mẹ cần vệ sinh tay chân, mặt mũi cho trẻ sạch sẽ.
3.4. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc
Hãy cố gắng giữ trẻ luôn tránh xa khói thuốc và các chất gây kích ứng khác như khói bụi, hóa chất,... Vì những yếu tố này có thể làm mắt bé bị tổn thương hoặc dễ bị nhiễm trùng. Môi trường sống của trẻ cần trong lành và sạch sẽ, nên cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa hoặc đeo khẩu trang và đeo kính cho trẻ khi ra ngoài.
Nên đeo kính cho trẻ khi ra ngoài để bảo vệ mắt
3.5. Chú ý khi sử dụng sữa tắm cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, nên hạn chế sử dụng sữa tắm hoặc nếu có hãy sử dụng các loại sữa tắm nguồn gốc thiên nhiên và thân thiện với trẻ. Các loại sữa tắm thông thường có thể có nồng độ pH thấp hoặc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng cho da và mắt của trẻ. Vì vậy, nếu sữa tắm bị bắn lên mắt, trẻ có thể bị ghèn mắt hoặc tổn thương mắt.
3.6. Đeo kính để bảo vệ mắt cho trẻ
Cha mẹ nên cho trẻ đeo kính để bảo vệ mắt khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc trong các môi trường độc hại. Đeo kính bảo vệ có thể giúp tránh được các tác nhân gây kích ứng mắt như bụi bặm, cát, côn trùng, hoặc các chất hóa học độc hại. Ngoài ra, đối với những trẻ có thói quen xoa mắt, đeo kính bảo vệ là một trong những cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ quan trọng.
3.7. Dạy trẻ cách tự bảo vệ mắt
Với những trẻ mới biết đi, trẻ thường trở nên năng động và thích khám phá môi trường xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ mắt như: không chạm tay lên mắt khi chưa rửa tay, không đưa đồ chơi hoặc các vật dụng khác lên mắt,...
3.8. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt của trẻ
Cha mẹ cần định kỳ cho bé đi kiểm tra sức khỏe nói chung và kiểm tra sức khỏe của mắt nói riêng. Điều quan trọng nhất trong cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ là trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết sớm các triệu chứng liên quan đến bệnh lý về mắt ở trẻ nhỏ. Và nếu trẻ bị viêm mắt hoặc xuất hiện các triệu chứng về mắt khác, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Tóm lại, cách phòng tránh ghèn mắt ở trẻ là rất quan trọng. Mặc dù chảy ghèn mắt ở trẻ nhỏ là hiện tượng thường gặp nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Hãy áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị đỏ mắt, chảy ghèn hoặc chảy nước mắt quá nhiều.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.