Mục lục
1. Trẻ thường xuyên dụi mắt có ảnh hưởng gì không?
Dụi mắt là phản xạ nhằm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, cộm vướng hay khó chịu ở mắt. Tuy nhiên, hành động này có thể gây hại cho đôi mắt của trẻ nếu thực hiện quá mạnh hoặc quá nhiều lần. Dưới đây là những ảnh hưởng thường gặp:
1.1 Xước giác mạc
Trẻ dụi mắt quá nhiều và mạnh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc trong mắt, thường gặp nhất là xước giác mạc. Theo các chuyên gia, ngay cả khi dị vật là những vật rất nhỏ như: bụi, lông mi,... cũng có thể khiến giác mạc bị xước khi bé thực hiện hành động dụi mắt, gây cọ xát nhiều lần.
Trẻ dụi mắt quá nhiều có thể gây xước giác mạc
Trường hợp dị vật lớn và cứng như: mảnh thủy tinh, cát, sỏi,... giác mạc mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi giác mạc bị xước, bé có thể gặp phải triệu chứng:
Mắt cộm cứng, đau đớn và khó chịu.
Giác mạc đỏ do vỡ mạch máu kết hợp tình trạng chảy nước mắt liên tục.
Tăng cảm giác xót, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Những trường hợp xước giác mạc nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng Keratoconus khiến giác mạc mỏng đi, biến dạng gây giảm sút thị lực.
1.2 Nặng thêm tình trạng cận thị
Trẻ có thể bị cận thị nặng hơn nếu thường xuyên dụi mắt. Ảnh hưởng này đặc biệt rõ ràng và nghiêm trọng ở những trường hợp trẻ bị cận thị thoái hóa. Lúc này, hành động dụi mắt có thể làm tăng tốc độ thoái hóa ở nửa phần sau của nhãn cầu, khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Các triệu chứng cho thấy tình trạng cận thị của trẻ đang nặng hơn gồm:
Trẻ không nhìn rõ vật ngay cả khi đã đeo kính.
Độ cận của mắt trẻ tăng lên nhanh chóng.
Trẻ dễ bị nhức đầu, chóng mặt khi cần tập trung mắt.
Trong bệnh lý cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu của trẻ liên tục dài ra làm tăng độ cận. Nếu không được kiểm soát kịp thời, trẻ có thể bị thoái hóa võng mạc, glocom, bong võng mạc,...
1.3 Tăng nhãn áp
Khi trẻ dụi mắt thường xuyên, quá trình lưu thông máu đến mắt có thể bị gián đoạn. Tình trạng này kéo dài khiến chất lỏng tích tụ ở mắt gây tổn thương thần kinh thị giác và gây tăng nhãn áp. Khi bị tăng nhãn áp, thị lực của trẻ bị suy giảm với các triệu chứng như:
Mắt trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng, mí mắt hay co thắt.
Trẻ hay dụi mắt kèm theo chảy nước mắt.
Một số bé có xu hướng nhắm mắt trong thời gian lâu hơn bình thường.
Kích thước tròng đen lớn hơn bình thường
Dụi mắt còn làm nặng hơn tình trạng tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất xảy ra ở trẻ hay dụi mắt. Tình trạng này có thể dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1.4 Tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt
Hành động dụi mắt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tiến vào mắt dễ dàng hơn. Kết hợp với những tổn thương sẵn có làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Cha mẹ có thể phát hiện tình trạng này thông qua các dấu hiệu như:
Mắt trẻ bị đau, ngứa và không thoải mái.
Trẻ bị đau mắt khi tiếp xúc với những nguồn sáng cường độ cao.
Mắt có điểm sưng đỏ và đau dưới mí mắt ngay cả khi không chạm vào.
Chảy nước mắt kéo dài.
Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng mắt phụ thuộc vào vị trí và mức độ nhiễm trùng. Những trường hợp nghiêm trọng có thể để lại di chứng như: sẹo giác mạc, teo nhãn, giảm hoặc mất thị lực.
2. Trẻ dụi mắt thường xuyên phải làm sao?
Dễ thấy, dụi mắt là hành động nhỏ nhưng lại có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng. Vậy nên, ngay khi thấy con xuất hiện hành vi này, cha mẹ nên hỏi con hoặc chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời, nhắc nhở con dừng lại để tránh gây tổn thương cho mắt.
Cha mẹ có thể tham khảo một số hướng xử lý khi con dụi mắt thường xuyên sau đây:
2.1 Đưa con đi kiểm tra
Hầu hết các bậc phụ huynh đều không thể tự xác định được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng khi con dụi mắt liên tục. Vậy nên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là nhanh chóng đưa con đến các bệnh viện, phòng khám nhãn khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám.
Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ
Tại đây, tùy vào các dấu hiệu của bé mà bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra mắt như:
Hỏi và kiểm tra dị vật trong mắt của trẻ.
Đánh giá thị lực hiện tại.
Kiểm tra phản xạ đồng tử, chức năng cơ mắt.
Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi hai bên và phía trước.
Xác định tình trạng nhãn áp và kiểm tra phía sau của mắt.
2.2 Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị nhằm giúp trẻ khắc phục các tổn thương tại mắt nếu có. Một phác đồ điều trị có thể kết hợp đồng thời nhiều phương pháp như: thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.
Việc mà cha mẹ cần làm lúc này là theo sát và hướng dẫn con thực hiện đầy đủ các chỉ định của bác sĩ. Nếu có phát sinh bất thường trong quá trình điều trị, cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh. Cuối cùng, cha mẹ cần đưa bé tái khám đúng hẹn để theo dõi tiến triển và thay đổi phác đồ điều trị phù hợp cho từng giai đoạn.
2.3 Áp dụng các biện phòng ngừa lâu dài
Ở những trẻ từng gặp vấn đề về thị giác, nếu không có kế hoạch chăm sóc mắt và phòng ngừa phù hợp thì tỷ lệ tái mắc là rất phổ biến. Điều này lý giải vì sao các bác sĩ khuyên phụ huynh tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và bổ sung các sản phẩm tốt cho mắt sau điều trị.
Trẻ cần được loại bỏ hoàn toàn các thói quen xấu như: thường xuyên xem thiết bị điện tử, học tập - vui chơi - sinh hoạt trong môi trường thiếu sáng hay nếp sinh hoạt thất thường, khiến mắt không được nghỉ ngơi.
Neo Kids và Oralux giúp phục hồi và tăng cường thị lực cho bé
Để tăng hiệu quả phục hồi và bảo vệ mắt, cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm giúp bổ sung dưỡng chất có lợi cho mắt. Một trong những dòng sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay là Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux.
Bộ sản phẩm sáng mắt Neo Kids và Oralux cung cấp 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt trẻ gồm: DHA/EPA; Vitamin A/vitamin E; Lutein/zeaxanthin. Trong đó:
DHA - EPA: Tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng và hoàn thiện tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E: Là chất chống oxy hóa điển hình, giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại mắt.
Lutein và Zeaxanthin: Tạo màng hấp thu 90% ánh sáng xanh, hỗ trợ ngăn ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến mắt của trẻ.
3. Lưu ý cho bố mẹ có con bị dụi mắt nhiều
Trong quá trình theo dõi và khắc phục tình trạng dụi mắt nhiều ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt của bản thân: Với mục đích đồng hành cùng con, giúp con tăng tính tự giác và rèn nếp sinh hoạt khoa học nhanh hơn.
Tránh thái độ nóng giận: Quát mắng khi trẻ dụi mắt không khắc phục tình trạng này. Ngược lại còn có thể khiến con sợ hãi và căng thẳng. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm soát tốt tâm trạng của mình.
Dành nhiều thời gian cho con: Giúp cha mẹ hiểu lý do hoặc mức độ con dụi mắt đồng thời can thiệp kịp thời giúp ngăn hành động này của bé.
Đưa con kiểm tra mắt định kỳ: Giúp kiểm soát tốt sức khỏe thị giác của con đồng thời phát hiện sớm các tổn thương và điều trị kịp thời.
Trên đây là bài viết về chủ đề: Trẻ thường xuyên dụi mắt phải làm sao? Hy vọng bài viết đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh. Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe đôi mắt của con, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 1900 636 985 để gặp chuyên gia.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.