Trẻ nháy mắt nhiều: Hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra giải pháp

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Tình trạng nháy mắt ở trẻ em thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi và thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trẻ nháy mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết giải thích tại sao trẻ nháy mắt nhiều và cách khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ nháy mắt nhiều

Cùng với sự hoàn thiện về thể chất và tư duy, quá trình phát triển thị giác đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì nó quyết định đến 80% những gì trẻ có thể học được trong những năm đầu đời.

Do đó, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề bất thường liên quan đến thị giác thì tất cả những sinh hoạt hàng ngày và khả năng học tập của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng. Trong đó trẻ nháy mắt nhiều có thể là một dấu hiệu quan trọng giúp cảnh báo các vấn đề thị giác của trẻ.

Trẻ nháy mắt nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Mỏi mắt: Nếu trẻ dùng quá nhiều thiết bị điện tử hoặc đọc sách, viết bài tập trong một thời gian dài, đôi mắt sẽ mỏi và trẻ có thể nháy mắt nhiều để giảm bớt tình trạng khô mắt và mệt mỏi.

  • Dị ứng: Nếu trẻ bị dị ứng mắt với như phấn hoa, bụi, hóa chất trong môi trường… có thể khiến mắt trẻ bị ngứa và cần nháy mắt nhiều để nhanh chóng đẩy các dị vật đó ra khỏi mắt.

  • Căng thẳng: Trẻ có thể nháy mắt nhiều khi chúng bị căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.

  • Viêm kết mạc: Nếu trẻ bị viêm kết mạc, các bé có thể nháy mắt nhiều hơn để giảm sự kích thích và khó chịu trong mắt.

  • Thiếu vitamin: Thiếu vitamin A và B2 có thể làm cho mắt bị khô và kích thích trẻ nháy mắt nhiều hơn.

  • Có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Động kinh là một bệnh lý thần kinh có thể gây ra các cơn co giật và làm cho các cơ khớp trong cơ thể cứng lại. Khi trẻ bị động kinh có thể khiến nhiều cơ bị co giật, bao gồm cả các cơ mắt, dẫn đến tình trạng trẻ nháy mắt nhiều.

Nếu trẻ nháy mắt nhiều trong thời gian dài, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tìm nguyên nhân cụ thể.


Dùng điện thoại quá lâu có thể là nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt nhiều

2. Cách khắc phục tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ

Như đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt nhiều. Nó có thể là cảnh báo một bệnh lý nào đó hoặc đôi khi chỉ đơn giản là do trẻ bị mỏi mắt. Một số biện pháp giúp cải thiện chứng nháy mắt nhiều ở trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà như sau:

  • Giúp trẻ giảm căng thẳng: Trẻ có thể căng thẳng do áp lực học tập hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Ba mẹ cần nói chuyện với trẻ và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng. Từ đó hỗ trợ trẻ tìm ra cách giải quyết căng thẳng, ví dụ như tạo một môi trường thư giãn, hoặc tránh tạo ra quá nhiều áp lực cho trẻ.

  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ. Vậy nên ba mẹ cần đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon vào mỗi đêm, đồng thời giúp trẻ tạo thói quen ngủ đúng giờ để giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi.

  • Hạn chế cho trẻ xem tivi và sử dụng điện thoại: Thời gian dành cho việc xem tivi và sử dụng điện thoại quá lâu có thể gây căng thẳng cho mắt, dẫn đến làm tăng tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ. Vì thế ba mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ.

  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng: Ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối trong phòng cũng có thể gây ra tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ. Vậy nên ba mẹ cần đảm bảo rằng phòng của trẻ có đủ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và không quá sáng hoặc quá tối vào ban đêm.

  • Điều trị các vấn đề liên quan đến mắt: Nếu tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau mắt, khó nhìn hoặc sưng mắt, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị các vấn đề liên quan đến mắt kịp thời.

Cần lưu ý rằng tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ có thể là một triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, nếu tình trạng này không có dấu hiệu giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.


Đảm bảo ánh sáng trong phòng giúp trẻ cải thiện tình trạng nháy mắt nhiều

Trên đây là các thông tin cơ bản về hiện tượng trẻ nháy mắt nhiều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dù tình trạng này thường không gây ra vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nếu phát hiện trẻ nháy mắt nhiều trong thời gian dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.