Phân biệt các loại đau mắt ở trẻ em

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và cũng đồng thời là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Đặc biệt với các bé, đề kháng con non yếu nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ mắc bệnh. Sau đây là các loại đau mắt ở trẻ em mà các bé thường dễ mắc phải. Mời bố mẹ cũng tìm hiểu cách phân biệt cũng như cách chăm sóc khi bé đau mắt.

1. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm ở mắt thường trong các loại đau mắt ở trẻ em. Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do đề kháng của bé còn yếu. Đau mắt đỏ khiến mắt bé sưng, ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt sưng viêm có ghèn khiến mắt bé cộm rất khó chịu. 

Đau mắt đỏ kéo dài từ 7-10 ngày, có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mạn tính, viêm loét giác mạc, giảm thị lực  nếu không được điều trị triệt để. Do đó, mẹ tuyệt đối không được coi thường mà cần đưa bé đi khám và điều trị để trẻ nhanh chóng hồi phục.


Đau mắt đỏ ở trẻ 

1.1 Biểu hiện khi bé bị đau mắt đỏ 

Biểu hiện đau mắt ở trẻ em khi bị đau mắt đỏ khá nổi bật, dễ nhận biết. Đỏ và sưng mắt là biểu hiện phổ biến nhất. Bên cạnh hai dấu hiệu trên mẹ quan sát bé bị đau mắt đỏ sẽ có thêm những dấu hiệu như mắt có ghèn, bé khó chịu với ánh sáng, sốt nhẹ, quấy khóc.

1.2 Nguyên nhân khiến bé bị đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ chủ yếu do virus Adenovirus hoặc liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay phế cầu khuẩn… gây ra. Đau mắt đỏ thường bùng phát thành dịch vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa là điều kiện lý tưởng để các tác nhân có hại phát triển. Trẻ em lại là đối tượng có đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. 

Bé cũng có thể bị mắc bệnh do chơi cùng, tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ. Do đó mẹ cần cẩn thận hạn chế cho bé đến nơi đông người, kém vệ sinh, ô nhiễm môi trường nhé!

Bệnh đau mắt đỏ thường không tự khỏi, bị dai dẳng và dễ tái phát. Nên ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để bác sĩ điều trị đúng cách. 

2. Đau mắt hột 

Đau mắt hột là một trong các loại đau mắt ở trẻ em. Bệnh đau mắt hột chủ yếu do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Đau mắt hột thường dễ biến thành mãn tính, lây lan thành dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay dùng chung các vật dụng của người bệnh như khăn mặt. Khi bệnh nặng, phần trong của mi mắt xuất hiện các hột, vỡ ra tạo thành sẹo kết mạc. 


Bé bị đau mắt hột 

2.1 Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh. Trong môi trường ô nhiễm đông đúc, không gian hẹp càng khiến cho vi khuẩn có điều kiện và phát triển lây lan mạnh hơn. Đau mắt hột thường gặp nhất là ở các bé từ 4 đến 6 tuổi.

2.2 Triệu chứng của đau mắt hột

 Triệu chứng bệnh mắt hột bao gồm: 

  • Ngứa mắt, sưng mắt.

  • Mắt có nhiều gỉ mắt hoặc thậm chí có dịch mủ.

  • Mắt đau nhức, và có các hột màu xám trắng như nhân mụn ở kết mạc mi trên hoặc có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, rìa giác mạc. Nếu để lâu hột sẽ vỡ ra tạo thành sẹo. 

3. Đau mắt do các nguyên nhân khác

Đau mắt là bệnh lý xảy ra ở mắt mắt khi có tác động từ ngoại lực như có dị vật trong mắt, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc do bệnh lý nào đó trên cơ thể. Đau mắt ở trẻ em thường gặp nhất ở trong độ tuổi từ một đến 6 tuổi, khi đôi mắt đang trong giai đoạn phát triển. 

Đau mắt nói chung có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ kích ứng, dị ứng, nhiễm virus, vi khuẩn đến chấn thương mắt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức mắt ở trẻ em. 

3.1 Hội chứng thị giác màn hình

Mặc dù nghe không thật sự liên quan, nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt thời hiện đại. Khi mà trẻ nhỏ tiếp xúc quá sớm với tivi, điện thoại khiến mắt bé tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh gây suy giảm thị lực, mắt trẻ phản xạ chậm. Lý do là vì ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao nên có thể tiến sâu vào mắt. Từ đó gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). 


Hội chứng thị giác màn hình

Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh không chỉ gây tình trạng đau mắt mà còn có thể khiến bé mắc các bệnh khúc xạ từ sớm ảnh hưởng đến khả năng nhìn sau này. Hội chứng thị giác màn hình có các dấu hiệu điển hình như đau mắt, nhức mắt, nhìn đôi, nhìn mờ, khô mắt. 

3.2  Đau mắt do kích ứng, dị ứng 

Đau mắt do kích ứng xảy ra khi mắt bé vô tình tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá. Mắt bị kích ứng sẽ đau mắt kèm theo sưng mắt và chảy nước mắt. Nhiều trường hợp bé bị đau mắt do tiếp xúc với dầu gội, sữa tắm do một số gia đình cho bé dùng chung với bố mẹ. Đau mắt do dị ứng kích ứng để lâu có thể dẫn tới khô mắt và viêm kết mạc. 

Đau mắt do dị ứng hay kích ứng không phải là hiếm gặp. Nhất là hiện nay, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. 


Đau mắt do kích ứng khiến mắt sưng đỏ

3.3  Đau mắt do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Virus, vi khuẩn cũng khá phổ biến trong nguyên nhân đau mắt ở trẻ em. Đau mắt do những tác nhân này có thể một bên mắt hoặc cả hai mắt và thường có xu hướng lây lan cho mắt còn lại. Mắt đau nhức ngứa ngáy khiến bé khó chịu, sưng và chảy nước mắt. Bé thường hay dụi mắt nên có thể khiến có giác mạc xước xát khiến cơn đau mắt trầm trọng hơn. 

4. Hậu quả đau mắt ở trẻ em

Có câu “ Giàu hai con mắt, có hai bàn tay”, đôi mắt là tài sản vô cùng quý giá của mỗi chúng ta. Đối với các bé, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là cánh cửa để bé khám phá thế giới. Vậy nên chăm sóc đôi mắt hết sức quan trọng. Đau mắt ở trẻ em có thể không nguy hại đến tính mạng, nhưng nếu như không được chăm sóc điều trị đúng cách hậu quả đau mắt ở trẻ em sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. 

4.1 Thiệt hại tài chính của mẹ, ảnh hưởng sức khỏe của bé

Bé bị đau mắt cần được đi khám, cần được chăm sóc nên chắc chắn mẹ hay ba phải nghỉ làm để lo cho bé. Có thể thấy là thiệt hại về kinh tế của ba mẹ rồi. Tiếp đó, đau mắt làm cho mắt sưng, nhức, ngứa ngáy đổ ghèn, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí có bé còn ốm sốt, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Chính vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế gần nhất nhé!


Đau mắt khiến bé khó chịu quấy khóc

4.2 Viêm kết mạc mạn tính do đau mắt

Một trong những hậu quả đau mắt ở trẻ em là viêm kết mạc mãn tính. Khi đau mắt kéo dài mà không được điều trị sẽ gây viêm kết mạc mãn tính. Một số triệu chứng điển hình của viêm kết mạc bao gồm: Mắt sưng đỏ, ghèn mắt ra nhiều, có màu xanh hoặc vàng nhất là vào buổi sáng sau khi thức giấc, cộm, Mắt ngứa cộm, trẻ dụi mắt nhiều. 

4.3 Loét giác mạc do đau mắt đỏ kéo dài

Đau mắt đỏ nếu được điều trị ngay sẽ không để lại hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhiễm trùng ở kết mạc do bệnh lý đau mắt đỏ nếu kéo dài có thể gây ra hậu quả nặng nề. Cụ thể như làm lông mi lâu biến dạng, quặp, cọ xát vào giác mạc liên tục gây trầy xước. Giác mạc trầy, xước lâu dần dẫn đến viêm, loét giác mạc, mờ đục giác mạc. Loét giác mạc gây viêm nhiễm ở mắt thậm chí gây mù lòa. 


Đau mắt không điều trị dứt điểm có thể để lại hậu quả đáng tiếc 

4.4 Mù lòa vĩnh viễn do đau mắt

Do đa số bệnh đau mắt đều có thể điều trị khỏi khá nhanh nên nhiều cha mẹ có tâm lý chủ quan. Khi thấy con mắc bệnh thường tự đi mua thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc cũ. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai lầm và vô cùng nguy hiểm. Bởi từ căn bệnh đau mắt thông thường hoàn toàn có khả năng biến chứng khiến suy giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn nếu như không điều trị đúng cách. Trên thị trường hiện nay có đến hàng chục loại thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng viêm steroid giúp giảm nhanh tình trạng đau mắt. Nhiều người sau khi thấy bác sĩ kê đơn đã tự ý mua về để tự điều trị khi có hiện tượng đau mắt. 

Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có tính kháng viêm cần được sự chỉ  định bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Nếu như lạm dụng chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…

5. Trẻ em bị đau mắt phải làm sao?

Trẻ em bị đau mắt phải làm sao là câu hỏi mà rất nhiều mẹ băn khoăn. Bởi nếu chăm sóc  không đúng cách có thể khiến cho tình trạng của bé nặng hơn. Dược sĩ xin chia sẻ những lưu ý sau để mẹ tham khảo thực hiện khi bé đau mắt nhé!

  • Chườm mát hoặc chườm ấm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu do sưng, viêm.

  • Vệ sinh mắt cẩn thận bằng cách thấm nước muối sinh lý ra bông gạc để lau mắt cho bé luôn sạch sẽ. 

  • Cách ly bé nếu cần để tránh lây lan sang các bé khác. 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú ý để bé không dụi mắt nhiều gây viêm. 

  • Không tự ý mua và điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

  • Đưa bé đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở mắt bé.


Vệ sinh mắt khi bé bị đau mắt

6. Top thực phẩm tốt cho mắt bé mà mẹ nên biết

Như đã nói ở trên, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa giúp bé sớm khỏi đau mắt. Đồng thời giúp tăng đề kháng giúp bé tránh khỏi bị tái đi tái lại nhiều lần. Sau đây là top những thực phẩm hỗ trợ tốt cho đôi mắt mà mẹ nên bổ sung cho bé. 

6.1 Cá hồi

Cá hồi nổi tiếng là thực phẩm chứa dồi dào omega - 3 giúp tăng độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô mắt ở trẻ. Không những thế, các axit béo trong cá hồi còn giúp bảo vệ tế bào võng mạc, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng của mắt. Bổ sung cá hồi vào chế độ ăn với các món như cháo cá hồi, ruốc cá hồi sẽ giúp phục hồi nhanh cho đôi mắt bé sau khi bị đau mắt. Ngoài cá hồi, mẹ cũng có thể cho bé ăn cá thu, cá mòi, cá ngừ để đa dạng bữa ăn cho bé nhé!


Cá hồi rất tốt cho sức khỏe mắt của bé

6.2 Cà rốt

Trong các thực phẩm hỗ trợ điều trị các loại đau mắt ở trẻ em, cà rốt là cái tên quen thuộc. Cà rốt chứa nhiều beta carotene - tiền chất của vitamin A, giúp bảo vệ tế bào sắc tố ở võng mạc, đồng thời hạn chế tình trạng quáng gà và khô mắt ở trẻ em. Trong chế độ ăn hàng ngày mẹ có thể bổ sung cà rốt bằng cách ép nước hay luộc mềm cho bé ăn. Tuy nhiên mẹ cũng chú ý nên bổ sung cà rốt 2-3 lần mỗi tuần, khoảng ½ củ mỗi lần ăn nhé! Đừng ăn quá nhiều có thể khiến bé bị vàng da sinh lý đó. 

6.3 Quả việt quất

Quả việt quất hay tên tiếng anh là Blueberry  chứa vô cùng nhiều các chất chống oxy hóa, vitamin C giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Trái việt quất giúp hỗ trợ bảo vệ mắt cho đôi mắt khỏe rất tốt. Hiện nay ở Việt Nam có bán cả trái tươi và trái được cấp đông, mẹ có thể dùng làm sinh tố, làm bánh cho bé đều được. 

6.4 Cà chua

Ngon - bổ - rẻ giúp bảo vệ đôi mắt bé chính là cà chua. Trái cây này chứa hàm lượng lớn vitamin A và C. Cả hai đều là những vitamin quan trọng bảo vệ và tăng cường đề kháng cho mắt. Đặc biệt, cà chua còn chứa lycopene, lutein, zeaxanthin cùng các chất oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi các tia sáng xanh có hại. 


Cà chua bảo vệ tăng cường đề kháng cho mắt bé

6.5 Các loại rau lá xanh

Những loại rau có lá xanh như rau chân vịt, bông cải, cải kale đều dồi dào vitamin C và E, Zeaxanthin và Lutein. Tất cả đều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tổn thương do các bệnh về mắt, cũng như hỗ trợ giảm bớt hậu quả đau mắt ở trẻ em. Mẹ có thể bổ sung rau bằng cách ép nước cùng trái cây để bé hợp tác hơn nhé!


Bên cạnh những thực phẩm vàng cho đôi mắt, mẹ cũng đừng quên bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA & Oralux nhé! Bởi những dưỡng chất trong thực phẩm là rất tốt nhưng đôi khi do quá trình chế biến hay lượng ăn chưa đủ để cung cấp những dưỡng chất mà đôi mắt của bé cần. Với mong muốn đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm sóc đôi mắt cho bé từ 1 tuổi, bộ đôi Neo Kids Omega 3 DHA & Oralux giúp bổ sung đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất quan trọng bậc nhất với mắt:

  • DHA/EPA giúp nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào mắt. 

  • Vitamin A/Vitamin E giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương mắt đặc biệt là khi bé bị đau mắt

  • Lutein/Zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh. 


Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA & Oralux 

7. Kết luận 

Trên đây là toàn bộ thông tin xung quanh các loại đau mắt ở trẻ em. Hy vọng bài viết này đã giúp cho các ba mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về các bệnh đau mắt, nguyên nhân cũng như hậu quả đau mắt ở trẻ em nếu không được điều trị đúng đắn. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ ba mẹ hãy liên hệ ngay đến số máy 1900.636.985 để được dược sĩ tư vấn nhé!


Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.