Mắt trẻ phản xạ chậm có phải dấu hiệu nguy hiểm? Giải đáp từ chuyên gia

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Mắt trẻ phản xạ chậm tưởng chừng như là một vấn đề không quá nguy hiểm. Nhưng đây có thể là biểu hiện cảnh báo của một số bệnh lý về mắt. Vậy hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và làm sao để nhận biết chúng? Các bậc phụ huynh hãy xem ngay bài viết sau để có câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân gây mắt trẻ phản xạ chậm là gì?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thế nhưng nhiều trẻ nhỏ hiện nay đã gặp phải vấn đề mắt phản xạ chậm, không được linh hoạt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy nguyên nhân gì gây mắt trẻ phản xạ chậm?

Phản xạ của mắt là do sự điều khiển của hệ thần kinh. Mắt trẻ phản xạ chậm là khi có kích thích của môi trường bên ngoài tác động tới mắt, mắt chưa phản hồi lại ngay mà sau một thời gian. Việc này có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh lý về mắt làm giảm thị lực hoặc có thể là do hệ thần kinh của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mắt trẻ phản xạ chậm:

1.1. Bẩm sinh

Tình trạng người lớn chúng ta hiện nay mắc các bệnh về mắt là rất nhiên. Vậy nên khi sinh con ra, khả năng cao con trẻ mắc các bệnh về mắt, trong đó có tình trạng mắt trẻ bị phản xạ chậm. Cũng có thể do người thân trong gia đình bạn có người mắc có bệnh lý về mắt như thị lực kém, lác mắt,... thì trẻ sẽ có nguy cơ cao di truyền từ các thế hệ trước.

1.2. Sinh hoạt của trẻ không điều độ

  • Thiếu ngủ: Trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài có thể khiến mắt bị mệt mỏi, lờ đờ, thâm quầng, kém linh hoạt, thần kinh căng thẳng. 

  • Tiếp xúc với thiết bị điện tử: Nhiều trẻ nhỏ được cha mẹ cho tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính từ rất sớm nhưng không kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị của trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng các thiết bị điện tử với tần suất lớn, gây ra nhiều tác hại cho mắt và sức khỏe của não bộ. 

Đặc biệt với những trẻ có vấn đề bẩm sinh về mắt, mắt yếu hơn, không thể chịu với cường độ ánh sáng mạnh càng khiến cho đôi mắt của trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng.




Trẻ tiếp xúc nhiều và không đúng cách với các thiết bị điện tử

1.3. Các tác nhân gây hại

  • Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại như ánh sáng mặt trời, khói thuốc lá, nước bị tẩy rửa bởi các hóa chất, gió, bụi,... cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt, giảm thị lực của trẻ.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc như steroid, thuốc kháng sinh, các loại thuốc tác động đến huyết áp hoặc các dẫn xuất của thuốc có thể gây ra các vấn đề về mắt.

  • Những di chứng sau khi làm phẫu thuật về mắt để lại.

2. Những ảnh hưởng của mắt phản xạ chậm gây ra? 

Đôi mắt phản xạ chậm, lờ đờ, không linh hoạt gây ảnh hưởng không chỉ về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của trẻ. Một số những ảnh hưởng do mắt phản xạ chậm gây ra:

  • Khả năng quan sát mọi thứ xung quanh của trẻ hạn chế.

  • Về mặt thẩm mỹ, mắt lờ đờ, mệt mỏi khiến khuôn mặt trở nên thiếu sức sống, không hoạt bát.



Mắt trẻ bị lờ đờ


  • Khả năng phản hồi lại với hệ thần kinh chậm dẫn đến trẻ khó phát hiện và tránh được những nguy cơ gây nguy hiểm đến bản thân.

  • Khả năng tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập không được cao.

3. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy mắt trẻ phản xạ chậm

Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con, chơi với con từ đó có thể quan sát được những biểu hiện không đáng có mà trẻ đang mắc phải. Để từ đó có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp chữa trị cho trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết thấy mắt trẻ đang phản xạ chậm:

  • Mắt luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, trông không được linh hoạt

  • Phản xạ với mọi thứ xung quanh kém

  • Không tập trung

  • Khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp không được tốt

4. Vậy làm thế nào để tránh và cải thiện mắt phản xạ chậm ở trẻ nhỏ?

Đứng trước những nguy cơ đe doạ đôi mắt của trẻ, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức về mắt cho mình để có thể giúp bé tránh các nguyên nhân gây hại hay phát hiện kịp thời bệnh lý về mắt ở trẻ. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý cho trẻ có đôi mắt khỏe mạnh. Dưới đây là những lời khuyên cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ sở hữu đôi mắt khỏe đẹp:

  • Cho trẻ đi khám mắt và kiểm tra thị lực định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các bệnh lý về mắt sớm nhất.


Cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần


  • Giữ gìn nơi sống, đồ dùng trong nhà của trẻ luôn được sạch sẽ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những khu vực có nhiều khói, bụi, hóa chất.

  • Nhắc bé thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay hay những vận dụng bẩn lên mắt.

  • Đeo kính có chức năng chống tia UV để tránh các tác hại của ánh sáng mặt trời.

  • Thường xuyên làm sạch kính mắt của trẻ bằng các dung dịch vệ sinh kính để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • Không dùng chung các vận dụng cá nhân như: khăn rửa mặt, khăn tắm,... hay thuốc nhỏ mắt của người khác để nhỏ cho trẻ nhằm tránh các nguy cơ lây nhiễm.

  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, thay vào đó cho trẻ đọc sách ở nơi đủ ánh sáng, chơi đồ chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời như: đi chơi công viên,...

  • Bổ sung các loại thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung các khoáng chất cần thiết có chứa nhiều vitamin A, E, acid béo Omega - 3, lutein, Zeaxanthin trong rau củ, hoa quả, cá, tôm, trứng, sữa,... Điều này sẽ giúp mắt trẻ được sáng và khoẻ mạnh hơn.


Các sản phẩm bổ sung giúp đôi mắt của trẻ sáng khỏe hơn


  • Cho trẻ ngồi học ở nơi có đủ ánh sáng, hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng tư thế, không chống cằm, cúi gằm mặt xuống bàn, gù lưng.

  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa của mắt khi trẻ học bài, giải trí. Mắt hoạt động khoảng 20 phút thì cần nghỉ ngơi từ 1-2 phút.

  • Khuyến cáo các bậc phụ huynh, khi trẻ có dấu hiệu mặt phản xạ chậm cần đưa trẻ đến nơi khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, tránh các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến mắt của trẻ: uống quá liều, tác dụng phụ của thuốc,...

Mong rằng thông qua nội dung bài viết này, các bậc phụ huynh có thể tránh và phát hiện sớm tình trạng mắt của trẻ đang bị phản xạ chậm. Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn. Và đặc biệt là kết quả điều trị sẽ tốt nhất khi chúng ta phát hiện ra và điều chỉnh hệ thống thị giác của trẻ càng sớm càng tốt. 


Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.