Mục lục
1. Vì sao trẻ bị chảy nước mắt nhiều?
Ở người bình thường, nước mắt được tiết ra tại tuyến lệ sẽ được thoát qua ống lệ đạo xuống mũi và miệng mà không chảy ra ngoài mắt. Bất kỳ lý do nào khiến ống lệ đạo bị tắc nghẽn sẽ khiến nước mắt bị ứ lại ở mắt và trào ra ngoài từ góc trong của mắt, gây nên tình trạng chảy nước mắt ở trẻ, còn gọi là chảy nước mắt sống.
Tắc nghẽn ống lệ đạo khiến nước mắt bị chảy ra từ góc trong của mắt trẻ
Một số dấu hiệu chảy nước mắt nhiều ở trẻ để ba mẹ nhận biết như:
Mắt trẻ lúc nào cũng rơm rớm nước, nước mắt đọng ở khe mi gây chảy nước mắt thường xuyên hoặc từng lúc ở một hoặc hai bên mắt.
Chảy nước mắt có thể kèm theo gỉ mắt hoặc chất nhầy.
Bờ mi mắt của trẻ bị đỏ và có hiện tượng giả viêm kết mạc.
Khoảng 20% trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sống, đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh non. Nguyên nhân là do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh. Tình trạng này khiến lớp màng ngăn ở phần cuối của ống dẫn nước mắt chưa hoàn thiện chức năng đóng mở, gây ra tắc nghẽn. Theo các chuyên gia, tình trạng này do nguyên nhân sinh lý và có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, chảy nước mắt ở trẻ cũng có thể xảy ra do trẻ mắc các bệnh lý như: bệnh lý dị ứng hay bệnh lý nhiễm trùng ở mắt gây tăng tiết hoặc giảm thoát nước mắt. Những trường hợp này, trẻ cần được thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Chảy nước mắt ở trẻ - Khi nào mẹ cần lo ngại?
Trẻ bị chảy nước mắt nhiều có thể gây nguy hiểm hoặc không, tùy vào nguyên nhân khởi phát triệu chứng. Trường hợp trẻ chảy nước mắt nhiều nhưng mắt vẫn trong, sáng và không có hiện tượng bất thường, ba mẹ có thể chăm sóc mắt cho bé tại nhà, kết hợp theo dõi chặt chẽ.
Ngược lại, khi trẻ có một số dấu hiệu như: sưng đỏ mắt, đổ nhiều gỉ mắt, bé nhạy cảm với ánh sáng, hay dụi mắt và khóc quấy, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ ở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Lúc này, chảy nước mắt nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về mắt gây nguy hiểm cho trẻ. Một số bệnh lý phổ biến như:
2.1 Dị ứng mắt
Những dị vật như: côn trùng, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, khói bụi,... xâm nhập vào mắt trẻ có thể gây ra tình trạng tăng tiết nước mắt. Nguyên nhân là những yếu tố này gây kích ứng kết mạc, giác mạc và kích thích phản xạ tăng tiết nước mắt.
Dị ứng khiến trẻ chảy nước mắt, mắt ngứa ngáy và cộm cứng
Những tác nhân trên cũng có thể khiến mắt bị dị ứng, kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Lúc này, cơ thể tăng giải phóng histamin khiến trẻ bị chảy nước mắt nhiều hơn. Cùng với đó, các chất trung gian hóa học cũng được tạo ra nhằm chống lại các tác nhân lạ, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu khác ở mắt trẻ như:
Ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát quanh mí mắt.
Thị lực của trẻ bị suy giảm.
Trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Mắt bị dị ứng tăng tiết gỉ nhiều hơn bình thường.
Dị ứng mắt nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển thành viêm kết mạc, viêm giác mạc hay viêm các cấu trúc bên trong của mắt. Việc điều trị những bệnh lý này thường khó khăn hơn và nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng cho mắt của trẻ cũng lớn hơn.
2.2 Hội chứng khô mắt
Nghe có vẻ vô lý nhưng hội chứng khô mắt lại khiến trẻ bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do hội chứng này khiến số lượng và chất lượng nước mắt của trẻ bị sụt giảm, làm tổn thương bề mặt của nhãn cầu.
Hội chứng khô mắt gây kích thích tuyến lệ tăng hoạt động sản xuất nước mắt
Để khắc phục tình trạng này, các tuyến nước mắt sẽ tăng hoạt động nhằm cấp ẩm và bảo vệ mắt. Tuy nhiên, hoạt động này không giúp khắc phục được chứng khô mắt mà lại khiến ống lệ đạo của trẻ rơi vào tình trạng quá tải, không thể dẫn thoát hết nước mắt, gây ra tình trạng chảy nước mắt sống ở trẻ.
Trẻ bị tăng tiết nước mắt trong hội chứng khô mắt sẽ có một số dấu hiệu dưới đây:
Xuất hiện triệu chứng bỏng rát, châm chích và khô nhức mắt.
Gỉ mắt và chất nhầy dạng dây xuất hiện xung quanh mắt.
Mắt trẻ tăng nhạy cảm với ánh sáng, khói hoặc gió.
Mắt bị đỏ, nóng và khó mở mắt lâu.
Dễ bị mỏi mắt khi đọc sách hoặc nhìn tập trung.
Mắt bị mờ, nhất là vào thời điểm cuối ngày.
Khô mắt ở trẻ nhỏ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt hoặc hư hỏng các cấu trúc bề mặt mắt như: giác mạc, kết mạc,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ.
2.3 Viêm kết mạc mắt
Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tăng tiết nước mắt ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm kết mạc là do dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Lúc này, hoạt động của hệ thống miễn dịch bị kích hoạt và gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu ở mắt như:
Chảy nước mắt liên tục.
Mắt đỏ, mí mắt sưng phù, cộm ngứa.
Mắt có mủ và chất nhầy.
Mắt đổ ghèn nhiều, gây khó khăn khi trẻ nhắm mở mắt.
Trẻ nhạy cảm với ánh sáng.
Viêm kết mạc khiến mắt trẻ bị đỏ, chảy nước mắt liên tục
Viêm kết mạc ở trẻ nếu kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như: viêm giác mạc chấm nông, sẹo giác mạc, loét giác mạc, thủng nhãn cầu,... Vì vậy, ba mẹ không được chủ quan khi con có các triệu chứng đã được liệt kê phía trên.
2.4 Viêm bờ mi
Viêm bờ mi ở trẻ là tình trạng viêm mí mắt ở vị trí chân lông mi, phía bờ mi ngoài (nơi đính lông mi) hoặc mí mắt bên trong (phần niêm mạc ẩm tiếp xúc với mắt). Nguyên nhân gây viêm bờ mi ở trẻ thường do: viêm da tiết bã, nhiễm khuẩn mắt hoặc tuyến dầu mí mắt hoạt động quá mức.
Viêm bờ mi là nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt ở trẻ
Vì có xuất hiện phản ứng viêm tại mắt nên trẻ thường bị tăng tiết nước mắt khi mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, mắt trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
Mắt đỏ, luôn cảm giác có sạn trong mắt.
Tăng tiết gỉ mắt bám quanh mí mắt.
Mí mắt ngứa ngáy, sưng đỏ.
Bong phần da quanh mắt.
Trẻ nhạy cảm với ánh sáng.
Lông mi dễ rụng hoặc mọc bất thường.
Viêm bờ mi là bệnh lý dễ tái phát. Các trường hợp không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến rụng lông mi hoặc nhiễm trùng mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
2.5 Hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị giác màn hình thường xảy ra ở những trẻ có thói quen xem thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính,...liên tục trong thời gian dài. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử khiến mắt bị tổn thương, thậm chí gây chết tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào sắc tố võng mạc.
Hội chứng thị giác màn hình xảy ra ở những trẻ thường xuyên xem thiết bị điện tử
Tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử khiến mắt phải hoạt động với cường độ cao, phải tăng điều tiết gây khô nhức mắt. Lúc này, nước mắt sẽ được tăng tiết nhằm giữ ẩm và vào vệ mắt tốt hơn, gây ra tình trạng chảy nước mắt nhiều ở trẻ.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ gặp phải chứng thị giác màn hình gồm:
Trẻ liên tục có cảm giác căng cứng, khó chịu và khô mỏi mắt.
Thị lực giảm sút, trẻ nhìn mờ.
Mắt đỏ, hay bị co giật mí mắt.
Trẻ nhạy cảm với ánh sáng.
Dễ bị đau đầu, đau cổ vai khi cần phải tập trung nhìn
Trẻ bị mắc chứng thị giác màn hình nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tật khúc xạ về mắt, suy giảm thị lực, thậm chí có nguy cơ mù lòa.
3. Hậu quả chảy nước mắt nhiều ở trẻ
Trên thực tế, triệu chứng chảy nước mắt nhiều không trực tiếp gây ra nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm những nguyên nhân tiềm ẩn phía sau triệu chứng này, trẻ có thể phải đối diện với biến chứng nghiêm trọng đã được đề cập phía trên.
Chảy nước mắt quá nhiều khiến trẻ không muốn tiếp xúc với người khác
Ngoài ra, tình trạng chảy nước mắt thường xuyên và kéo dài cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, cụ thể như:
Giảm hiệu quả học tập: Chảy nước mắt nhiều khiến bé khó chịu và khó tập trung trong quá trình học tập. Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp thu bài, khiến kết quả học tập của bé bị suy giảm.
Khiến trẻ tự ti: Mắt chảy nước liên tục kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể trở thành chủ đề khiến trẻ bị bạn bè đùa giỡn, trêu chọc. Điều này gây ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp và thu mình trong không gian cộng đồng.
Giảm hứng thú với các hoạt động: Chảy nước mắt nhiều khiến bé gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động, trò chơi tập thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ lười tham gia các hoạt động tập thể, trở nên kém linh hoạt và khó hòa đồng.
4. Cách chăm sóc khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều
Các biện pháp chăm sóc không giúp điều trị tình trạng chảy nước mắt ở trẻ nhưng có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Một số lưu ý cụ thể cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ bị chảy nước mắt nhiều gồm:
Hướng dẫn bé giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện vệ sinh mắt đều đặn mỗi ngày.
Có thể sử dụng nước muối sinh lý để lau quanh mắt cho trẻ giúp làm sạch và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ba mẹ có thể dùng khăn ấm để chườm quanh mắt giúp giảm sưng, giảm khó chịu.
Dùng khăn hoặc gạc mềm loại bỏ nhẹ nhàng phần gỉ đóng quanh mắt, tránh gây tổn thương mắt hoặc khiến trẻ bị đau.
Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho mắt như: vitamin A, vitamin E, omega - 3 , lutein và zeaxanthin.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích ba mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường bảo vệ và phục hồi các tổn thương mắt trong thời gian này. Một trong những sản phẩm điển hình là Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux được khuyên dùng cho trẻ hay chảy nước mắt
Bộ đôi sản phẩm Neo Kids và Oralux cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho mắt gồm: DHA/EPA, Vitamin A/vitamin E, Lutein/Zeaxanthin với hàm lượng phù hợp theo từng độ tuổi. Những tác dụng nổi bật của bộ sản phẩm phải kể đến như:
Hỗ trợ quá trình phát triển hoàn thiện tế bào mắt cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi.
Tăng cường bảo vệ mắt trước tác động của ánh sáng xanh, rất phù hợp với trẻ có thói quen xem thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài.
Chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của gốc tự do đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành, phục hồi các tổn thương.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux được sản xuất và kiểm soát theo tiêu chuẩn của Châu Âu, được tin tưởng sử dụng tại 20 quốc gia trên thế giới. Ba mẹ quan tâm sản phẩm có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
5. Cách phòng tránh tình trạng chảy nước mắt nhiều ở trẻ
Chảy nước mắt ở trẻ hầu hết đều do sự tấn công của các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ phòng ngừa tình trạng này thông qua một số biện pháp dưới đây:
Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân của trẻ bao gồm: khăn mặt, khăn tắm, khăn tay, chăn, gối, đệm,....
Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của trẻ để loại bỏ các tác nhân có khả năng gây dị ứng, kích ứng mắt.
Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn cho mắt, tránh các hành động có hại cho mắt như: ném đất cát, chọc gậy vào mắt, xịt các bình xịt lên người,...
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, giúp tăng cường sức khỏe của mắt cũng như miễn dịch của cơ thể.
Hạn chế thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đồng thời đảm bảo khoảng cách an toàn cho mỗi lần xem.
Nếu trẻ đang sử dụng kính áp tròng, ba mẹ hãy hướng dẫn con vệ sinh và sử dụng đúng cách, tránh để bị nhiễm trùng.
Thường xuyên cho trẻ khám mắt định kỳ 1 - 2 lần/ năm để phát hiện sớm những vấn đề bất thường.
Ba mẹ hãy hướng dẫn con thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề chảy nước mắt ở trẻ nhỏ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn vấn đề của con, từ đó dành sự quan tâm đúng mực, giúp con thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng. Nếu ba mẹ cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.