Trẻ bị lẹo mắt là gì? Nguyên nhân và Cách khắc phục

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Theo thống kê của bệnh viện Nhi đồng 1(TPHCM), mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhân khá nhiều trường hợp bệnh nhi bị lẹo mắt. Đa số trường hợp phụ huynh chưa có hướng chăm sóc đúng dẫn đến các biến chứng như vỡ lẹo, co rút bờ mi hoặc nhiễm trùng. Vậy trẻ bị lẹo mắt là gì? Điều trị như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách chăm sóc trẻ đúng bố mẹ nhé!

1. Trẻ bị lẹo mắt là gì?

Chắc hẳn có không ít bậc phụ huynh thắc mắc không biết hiện tượng trẻ bị lẹo mắt là gì. Chuyên gia cho biết, trẻ bị lẹo mắt (hay mụt lẹo) là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

Trẻ bị lẹo mắt thường có biểu hiện sưng đau và đỏ quanh rìa bờ mi hoặc trong mí mắt. Một số trường hợp khác có thể kèm theo mưng mủ.

Trẻ bị mắt lẹo thường nhạy cảm hơn với ánh sáng, có cảm giác cộm lên như dị vật ở trong mắt. Sau khoảng 3 - 4 ngày các nốt mủ sẽ vỡ và xẹp xuống nhưng vẫn có thể tái phát lại ở một vị trí khác trên mắt nếu không được chăm sóc đúng cách

Hiện tượng lẹo mắt thường ít gây nguy hiểm cho trẻ, thường xuất hiện trong vòng 1 - 2 tuần rồi tự khỏi nên bố mẹ cũng không cần lo lắng quá. 


Trẻ bị lẹo mắt là gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng này được chia làm 3 loại bao gồm:

  • Lẹo trong mí mắt: Nguyên nhân gây nổi mụt lẹo bên trong mí mắt thường do nhiễm trùng tuyến Meibomian. Đây là tuyến có ở cả mi trên và mi dưới có tác dụng tiết ra lớp mỡ để bôi trơn và làm ẩm bề mặt của mắt. Lẹo trong mí mắt phải lật mi lên mới nhìn thấy được.

  • Lẹo ngoài mí mắt: Thường do nhiễm trùng tuyến Zeiss ở ngay chân lông mi, thường có kích thước bằng hạt đậu, rắn.

  • Đa lẹo: Bao gồm nhiều mụt lẹo xuất hiện cùng lúc ở mi trên hoặc mi dưới, có thể là cả hai. Có nhiều trường hợp xuất hiện ở cả hai bên mắt.

2. Dấu hiệu nhận biết lẹo mắt ở trẻ

Lẹo mắt và chắp mắt có các biểu hiện khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, bố mẹ có thể cần phân biệt được biểu hiện lẹo mắt ở trẻ để có hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là các điểm khác nhau giữa chắp mắt và lẹo mắt bố mẹ cần lưu ý


Lẹo mắt

Chắp mắt

  • Là một ổ viêm nhiễm cấp tính, khu trú tại mí mắt, thường chỉ mọc ngay bờ mi.

  • Mi mắt sưng đỏ, kèm theo cảm giác ngứa và đau, có khi sưng to gây sụp mi.

  • Tại vị trí đau nổi lên một cục như hạt gạo, rắn gây khó chịu.

  • Sau 3 - 4 ngày, lẹo mắt sẽ mưng mủ và vỡ.

  • Dễ tái phát, có thể bị ở một hoặc cả hai bên.

  • Là hiện tượng tắc nghẽn tuyến chất nhầy tại mi mắt, thường gây tổn thương bên trong mi mắt.

  • Trẻ bị chắp mắt sẽ xuất hiện khối tròn nhỏ, sưng, đau, đỏ mắt kèm theo cảm giác khó chịu tại bề mặt kết mạc.

  • Chắp mắt sẽ xẹp xuống sau vài ngày, còn khối tròn không đau sẽ lớn dần tạo thành khối màu đỏ ngay trên mi mắt hoặc màu xám dưới kết mạc.



3. Nguyên nhân gây lẹo mắt ở trẻ

Nguyên nhân gây lẹo mắt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Tụ cầu vàng là những cầu khuẩn gram dương, đường kính khoảng 1 µm, thường tụ lại với nhau thành cụm trông giống chùm nho. Đây là loại vi khuẩn có tính độc cao, có khả năng kháng với nhiều loại kháng sinh nếu không được điều trị đúng phác đồ.  

Tụ cầu vàng thường khu trú trên da đặc biệt là vùng mắt của trẻ gây viêm nhiễm tại nang lông mi hoặc tắc nghẽn tuyến bã nhờn quanh mí mắt dẫn đến sưng đau. 


Một số trường hợp ít gặp do hậu quả của viêm bờ mi lan rộng do không được điều trị triệt để.

4. Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt do cầu khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan và tái đi tái lại nhiều lần. Trong trường hợp trẻ bị lẹo một bên mắt, bố mẹ cần lưu ý sử dụng khăn vệ sinh mắt bị lẹo riêng tránh vi khuẩn lây lan. Đồng thời không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm với những người khác trong gia đình.

Khi trẻ bị lẹo mắt, mẹ không cần cách ly trẻ với bạn bè. Tuy nhiên cần vệ sinh vùng mắt bị lẹo sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước và sau khi đi học về. Sử dụng một miếng bông gòn sạch thấm một ít nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau lên vết thương. Trong quá trình tiến hành, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ nhắm mắt lại tránh gây xót.


Lẹo mắt nếu chăm sóc không đúng có thể sưng to dẫn đến sụp mi

5. Điều trị lẹo mắt ở trẻ

Bình thường, lẹo mắt sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày kể từ thời điểm khởi phát. Sau giai đoạn này, vết thương do vỡ mủ sẽ dần lành lại mà không cần các biện pháp can thiệp.

Tuy nhiên, việc điều trị sớm tránh biến chứng tại mắt cho trẻ vẫn luôn được bác sĩ khuyến cáo. Tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.

Giai đoạn sớm: Khi lẹo mắt chưa có mủ 

Giai đoạn này thường kéo dài trong 5 ngày đầu. Lúc này, Bố mẹ dùng một chiếc khăn mềm, sạch nhúng vào trong nước ấm hoặc nước muối sinh lý ấm, vắt khô và chườm vào vị trí tổn thương trong vòng 15 phút. Bố mẹ nên lặp đi hành động này 3 lần/ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch.

Việc sử dụng nước ấm sẽ làm khô đầu mụn giúp ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn tại mụt lẹo, hạn chế nhiễm trùng nặng hơn.

Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng sinh, thuốc mỡ tra bôi tại vùng mắt vào ban đêm để vết thương hồi phục nhanh chóng. Hoặc bác sĩ có thể chỉ định các kháng sinh nhóm macrolid hay cephalosporin.

Giai đoạn tạo mủ

Khi xuất hiện mủ tại mụt lẹo bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được cân nhắc việc chích tháo mủ. Thủ thuật này nhằm loại bỏ các tổ chức hạt và hoại tử. Sau khi chích mủ, thông thường chỉ cần sử dụng thêm thuốc mỡ và thuốc tra mắt trong vài ngày để vết thương nhanh lành. Không cần dùng đến kháng sinh đường toàn thân trừ khi có áp xe tại vị trí mụt lẹo.


Chích lẹo ở giai đoạn tạo mủ giúp loại bỏ các tổ chức hạt và hoại tử

Giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn này, tình trạng lẹo mắt đã trở nên nặng nề hơn, trẻ phải dùng kháng sinh đường uống thậm chí là tiêm tĩnh mạch. Đồng thời, bác sĩ có thể sẽ chỉ định chích rạch để lấy mủ ra ngoài. Bố mẹ cần kiểm tra, theo dõi và chăm sóc vết thương cẩn thận tránh nguy cơ bội nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con.

Lưu ý: Bố mẹ không được tự ý nặn mủ hay bóp mủ cho con tại nhà. Bởi điều này sẽ tăng cường nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn khiến việc điều trị trở nên khó khăn, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của con. 

Thay vào đó, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin A, E, C từ cà rốt, rau ngót, cải bó xôi, dâu tây, cam, quýt, bơ,.... Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ tránh mủ sưng đau kéo dài.

6. Phòng ngừa lẹo mắt ở trẻ

Lẹo mắt ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ đôi mắt khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh:

  • Đeo kính cho trẻ khi đi ra ngoài và tránh những nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.

  • Thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ bằng khăn riêng

  • Rửa tay cho trẻ sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn và hạn chế cho trẻ lấy tay dụi mắt.

  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mắt bị viêm nhiễm và điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng tại mắt.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc trẻ bị lẹo mắt là gì của các ông bố bà mẹ. Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã trang bị cho mình được những kiến thức quý báu để bảo vệ đôi mắt cho con. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ nhanh tay liên hệ hotline: 1900636985 để được chuyên gia Neos Kid tư vấn sớm nhất!

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.