Trẻ bị cận thị bẩm sinh có nguy hiểm không?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ bị cận thị ngay từ khi lọt lòng là thông tin khiến không ít các bậc phụ huynh phải giật mình. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà còn cản trở quá trình phát triển, khiến bé đạt mốc vận động chậm hơn bình thường. Vậy, trẻ bị cận thị bẩm sinh có nguy hiểm không? Mời bà mẹ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này. #neokids #oralux #bodoisangmat #baovemat_tu1tuoi

1. Cận thị bẩm sinh là gì?

Cận thị bẩm sinh được xác định khi nguyên nhân cận thị xuất phát từ yếu tố gen, được di truyền từ bố hoặc mẹ. Cận thị bẩm sinh khiến thị lực của trẻ bị suy giảm ngay từ thời điểm mới sinh hoặc khi trẻ còn rất nhỏ tuổi.


Cận thị bẩm sinh do nguyên nhân di truyền

Một nghiên cứu về mối tương quan giữa yếu tố di truyền và tỷ lệ cận thị ở trẻ đã phát hiện được rằng:

  • Bố hoặc mẹ cận > -6 diop: Khả năng trẻ bị cận thị bẩm sinh là 100%.

  • Bố và mẹ bị cận thị: Khả năng trẻ bị cận thị bẩm sinh là 33 - 60%.

  • Bố hoặc mẹ bị cận thị: Khả năng trẻ bị cận thị bẩm sinh là 23 - 40%.

  • Cả bố và mẹ không bị cận: Khả năng trẻ bị cận thị bẩm sinh là 6 - 15%.

Trẻ bị cận thị bẩm sinh thường không hoặc rất ít tương tác cùng cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh. Khi lớn hơn, trẻ có xu hướng nheo mắt, nghiêng đầu và kéo vật lại gần để nhìn rõ hơn. Cận thị bẩm sinh thường có độ cận rất cao (có thể lên đến 20 diop), độ cận tăng nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời..

2. Trẻ bị cận thị bẩm sinh có nguy hiểm không?

Cận thị bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ còn quá nhỏ, vì vậy việc phát hiện và điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Chưa kể, tốc độ tăng độ cận nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nhìn, khả năng quan sát và phát triển của trẻ. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

2.1 Lác (lé) mắt

Lác mắt (hay lé mắt) là tình trạng phổ biến ở trẻ bị cận thị bẩm sinh. Nguyên nhân là do sự suy giảm khả năng phối hợp điều tiết quy tụ ở các cơ quanh mắt. Hệ quả là trẻ cận bẩm sinh thường gặp phải tình trạng lác ngoài hoặc lác luân phiên hai mắt.


Cận thị bẩm sinh có thể gây ra lé mắt ở trẻ

Trẻ bị cận thị bẩm sinh tiến triển thành lác mắt thường có các biểu hiện dưới đây:

  • Hai mắt trẻ không thể nhìn thẳng vào một hướng mà lệch về hai hướng khác nhau.

  • Thường xuyên nheo mắt, dụi mắt và dễ mệt mỏi khi phải nhìn tập trung.

  • Trẻ khó xác định được chính xác khoảng cách, vị trí và hình dáng của vật do mất đi sự tinh tế thị giác.

Biến chứng mắt lác có thể khiến trẻ mất thị lực, không có khả năng nhận thức về không gian và dễ bị té ngã khi di chuyển  gây mất thị lực. Không dừng ở đó, tình trạng này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến trẻ dễ bị trêu chọc dẫn đến tâm lý tự ti.

2.2 Nhược thị

Nhược thị là biến chứng xảy ra khi độ cận ở hai bên mắt của trẻ bị lệch nhau trên 2 diop. Ở thời điểm này, não bộ của trẻ đang trong giai đoạn “rèn luyện” về khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Vì vậy, não có xu hướng chỉ tiếp nhận thông tin từ mắt khỏe hơn và bỏ qua thông tin thu được từ mắt yếu.


Nhược thị xảy ra khi chênh lệch độ cận của hai mắt trên 2 diop

Tình trạng này kéo dài làm giảm hoạt động và chức năng của mắt bị cận hơn, khiến mắt này bị mất thị lực và gây ra chứng nhược thị. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhược thị gồm:

  • Trẻ thường lấy tay che một bên mắt khi nhìn.

  • Trẻ bị nhìn mờ một hoặc cả hai mắt khi nhìn.

  • Trẻ hay mỏi mắt, xuất hiện dấu hiệu lác hoặc sụp mí.

  • Khi đi kiểm tra mắt phát hiện độ cận hai mắt lệch trên 2 diop.

Nhược thị không thể tự khỏi và có thể khiến trẻ bị mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Thời điểm can thiệp điều trị nhược thị tốt nhất là dưới 8 tuổi. Sau 12 tuổi, tất cả các biện pháp điều trị đều không thể giúp trẻ hồi phục lại được thị lực như ban đầu. 

2.3 Thoái hóa võng mạc

Võng mạc là lớp thần kinh cực mỏng nằm ở đáy mắt, có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng đến mắt và chuyển thành tín hiệu truyền lên não đề phân tích. Ở trẻ bị cận thị bẩm sinh, trục nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường. Tình trạng này làm võng mạc bị kéo căng quá mức, dẫn đến mỏng dần đi và thoái hóa.


Thoái hóa võng mạc là biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị cận bẩm sinh

Trẻ bị thoái hóa võng mạc thường gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Không thể nhìn thấy vật ở khoảng cách xa.

  • Trẻ cần nhiều ánh sáng hơn để nhìn rõ vật.

  • Khó phân biệt được màu sắc rõ ràng.

  • Khi nhìn vào đường thẳng, đường thẳng bị bẻ cong rồi mờ dần đi. 

Thoái hóa võng mạc nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến bong, rách võng mạc, khiến trẻ bị mù lòa vĩnh viễn. 

2.4 Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ bị cận thị bẩm sinh có độ cận trên 6 diop. Nguyên nhân là do trục nhãn cầu bị dài ra khi độ cận tăng cao khiến võng mạc bị căng giãn, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và làm tăng áp lực nội nhãn. 


Tăng nhãn áp khiến trẻ dễ bị căng tức, đau nhức mắt khi nhìn lâu

Khi tình trạng tăng nhãn áp xuất hiện, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Tầm nhìn của trẻ mờ dần từ trung tâm ra phía ngoài của vật.

  • Trẻ hay bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn khi nhìn tập trung lâu.

  • Căng tức mắt, đỏ mắt và nhìn thấy quầng sáng quanh đèn.

Tăng nhãn áp kéo dài không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn làm suy giảm thị lực nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. 

3. Cần làm gì khi trẻ bị cận thị bẩm sinh?

Cận thị bẩm sinh có thể phẫu thuật để xóa cận hoặc giảm độ cận. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi trẻ trên 18 tuổi. Trong thời gian này, ba mẹ cần có những biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cận thị, tránh độ cận tăng vọt quá nhanh gây ra biến chứng nguy hiểm. 


Bổ sung Neo Kids và Oralux giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt trẻ bị cận bẩm sinh

Những điều ba mẹ cần làm khi có con bị cận thị bẩm sinh gồm:

Đeo kính cận: Giúp cải thiện thị lực và hạn chế tốc độ tăng cận. Trẻ cần được đeo kính đúng độ và tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để chỉnh kính theo hướng dẫn của bác sĩ. Ba mẹ nên chọn kính cận kết hợp chống chói, tia UV và ánh sáng xanh để bảo vệ mắt trẻ.

Cung cấp ánh sáng phù hợp cho trẻ: Đảm bảo trẻ được học tập, vui chơi và sinh hoạt trong điều kiện chiếu sáng tốt, hạn chế tình trạng mắt bị điều tiết quá mức dẫn đến tăng cận.

Hướng dẫn tư thế phù hợp: Trẻ cần ngồi đúng tư thế khi học tập, xem sách báo, tivi hoặc chơi trò chơi để tránh cho mắt phải điều tiết liên tục.

Hạn chế thiết bị điện tử: Trẻ bị cận thị bẩm sinh cần tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử, đặc biệt là giai đoạn dưới 2 tuổi. Điều này giúp hạn chế tác động của ánh sáng xanh lên mắt của trẻ.

Áp dụng các bài tập mắt: Trẻ trên 3 tuổi, ba mẹ có thể hướng dẫn bé tập các bài tập cho mắt cận thị khoảng 15 phút/ ngày để giảm căng thẳng cho mắt.

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ: Tăng cường bổ sung các dưỡng chất: vitamin A, vitamin E, Omega - 3, lutein và zeaxanthin hàng ngày. Ba mẹ có thể bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày hoặc các sản phẩm chuyên biệt nhu Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux.

Cận thị bẩm sinh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần có thái độ nghiêm túc và kiên trì đồng hành cùng con điều trị. Nếu vẫn còn băn khoăn về tình trạng này, ba mẹ có liên hệ đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.