Phát hiện sớm 4 dấu hiệu bị lẹo mắt ở trẻ nhỏ

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ bị lẹo mắt không còn là vấn đề xa lạ tại Việt Nam. Thế nhưng, hầu hết các bậc phụ huynh đều chỉ phát hiện khi mắt trẻ nổi cục, sưng đỏ và đau nhức. Vậy, có cách nào để nhận biết dấu hiệu bị lẹo mắt ở trẻ sớm hơn hay không? Mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.

1. Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt (hay mụn lẹo, mụt lẹo) là hiện tượng nhiễm trùng tuyến bờ mi cấp tính, có thể xảy ra ở bên trong hoặc ngoài mí mắt. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) tại nang lông mi gây viêm và tắc nghẽn các tuyến bã nhờn ở đường bờ mi, sau đó phát triển thành mụn viêm.


Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính các tuyến bờ mi mắt

Tùy vào biểu hiện cụ thể trong từng trường hợp mà lẹo mắt có thể được chia thành 3 loại, gồm:

  • Đa lẹo: Xuất hiện đồng thời nhiều lẹo trên một hoặc cả hai mi mắt.

  • Lẹo trong mí mắt: Mụn lẹo mọc ở bờ trong của mi mắt do nhiễm trùng tuyến meibomian - Tuyến có chức năng tiết lớp mở ở màng phim nước mắt giúp  duy trì độ ẩm và độ trơn cho bề mặt mắt.

  • Lẹo ngoài mí mắt: Mụn lẹo mọc phía ngoài đường bờ mi do nhiễm trùng tuyến Zeis

Lẹo mắt ở trẻ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày. Việc phát hiện sớm dấu hiệu bị lẹo mắt ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị, ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng.

2. 4 dấu hiệu bị lẹo mắt ở trẻ giai đoạn sớm

Dấu hiệu bị lẹo mắt ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện rõ ràng. Vậy nên, cha mẹ chỉ có thể phát hiện tình trạng này nếu quan sát kỹ lưỡng khi trẻ có phản hồi về khó chịu ở mắt. Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mọc lẹo ở mắt.

2.1 Ngứa ngáy bờ mi

Một trong những dấu hiệu sớm nhất khi trẻ bị mọc lẹo mắt là cảm giác ngứa ngáy, nhức liên tục ở mi mắt. Triệu chứng này xảy ra là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, khiến các tuyến quanh bờ mi mắt bị tắc nghẽn, viêm và kích ứng.

Quan sát mắt trẻ ở giai đoạn này, phụ huynh có thể nhận thấy trung tâm điểm ngứa là các mụn li ti, có đầu màu trắng đục hoặc vàng nhạt hơi cứng. Tuy nhiên, đây không phải triệu chứng đặc hiệu của tình trạng mọc lẹo trong mắt, cha mẹ cần quan sát thêm trước khi đưa ra kết luận.

2.2 Nổi cục đỏ, sưng đau

Sau 1 - 2 ngày, khi qua giai đoạn ngứa ngáy, bờ mi mắt của trẻ xuất hiện một hoặc một vài cục u đỏ ở các vị trí phía trong hoặc ngoài đường bờ mi mắt. Trẻ có thể cảm thấy hơi tức, hoặc đau nhức ở mép mí mắt.


Xuất hiện cục u đỏ, chứa mủ ở phía trong hoặc ngoài đường bờ mi

Cảm giác đau ít hay đau nhiều sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và viêm của từng trường hợp. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể xác định chính xác trẻ có bị lẹo hay không và can thiệp các biện pháp hỗ trợ, điều trị.

2.3 Xuất hiện mủ

Sau một thời gian, cục u trên mí mắt của trẻ sẽ có kích thước lớn dần. Đầu cục u chuyển dần sang màu trắng hoặc vàng. Dịch mủ này chứa vi khuẩn, xác bạch cầu và tế bào chết do phản ứng viêm được cơ thể kích hoạt nhằm chống lại sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập.

Trường hợp phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ, trẻ có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt hoặc ớn lạnh. Ở những trẻ có hệ miễn dịch tốt, các cục u mủ sẽ tự tiêu hoặc vỡ ra và biến mất sau 1 - 2 tuần.

Khi mụn lẹo bị vỡ, các bậc cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi mụn mủ bị vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây lan sang các vị trí bên cạnh.

2.4 Kích ứng mắt

Tình trạng kích ứng mắt có thể xảy ra xuyên suốt quá trình từ khi mụn lẹo xuất hiện đến khi chúng biến mất. Trẻ có thể phải đối diện với hiện tượng chảy nước mắt liên tục, mắt tiết dịch bất thường kèm theo cảm giác cộm cứng và sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh.


Mắt trẻ có thể bị kích ứng trong suốt thời gian bị lên lẹo

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tầm nhìn của trẻ có thể bị ảnh hưởng nhưng sẽ không bị mờ khi nhìn vật. Vậy nên, nếu trẻ nói không nhìn rõ vật, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế thăm khám để làm rõ nguyên nhân.

3. Khi nào trẻ bị lên lẹo cần đến gặp bác sĩ?

Trong hầu hết trường hợp, mụn lẹo ở trẻ có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn lẹo nghiêm trọng hoặc có biến chứng nhiễm trùng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.


Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Những dấu hiệu cho thấy cần có sự can thiệp của bác sĩ gồm:

  • Cục mụn lẹo xuất hiện nhiều, gây sưng đỏ và đau nhức toàn bộ mí mắt khiến trẻ không nhắm được mắt hoặc đau lan xuống má hay các vị trí khác trên mặt.

  • Cục mụn lẹo không có dấu hiệu cải thiện sau 48 giờ và không biến mất sau 10 - 14 ngày.

  • Mắt trẻ phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng kèm theo tiết dịch liên tục.

  • Cục u trên mắt sưng to, có mủ đặc, nhiều hoặc bị chảy máu.

  • Mí mắt xuất hiện các vết phồng rộp, trẻ nhìn mờ.

  • Trẻ sốt cao hoặc có triệu chứng ớn lạnh toàn thân.

4. Cách chăm sóc mắt cho trẻ khi bị lên lẹo

Chăm sóc mắt đúng cách là yếu tố quyết định tình trạng nổi lẹo ở mắt trẻ có thể tự khỏi hay không. Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị lẹo mắt, cha mẹ cần bình tĩnh và hướng dẫn con tránh dụi tay lên mắt.


Vệ sinh mắt trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày

Trong thời gian này, cha mẹ tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể chăm sóc mắt cho trẻ bằng những cách sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho con 2 - 3 lần/ ngày để giúp làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn trong mắt.

  • Dùng khăn ấm sạch đắp lên mắt khoảng 5 - 10 phút giúp làm mềm gỉ mắt, sau đó lau nhẹ nhàng để làm sạch gỉ mắt, giúp kẽ bờ mi được thông thoáng.

  • Nếu cần dùng tay, cha mẹ cần nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt con để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Tuyệt đối không nặn hoặc chọc vỡ mụn lẹo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vi khuẩn lây lan sang các vị trí khác.

Lẹo mắt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ Việt Nam nhưng hầu hết đều không gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hôm nay, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu bị lẹo mắt ở trẻ từ đó lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline 1900 636 985.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.