Nhược thị bẩm sinh ở trẻ: Tổng hợp thông tin từ chuyên gia

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Các nghiên cứu cho rằng, với 100 trẻ sẽ có 2 đến 3 trẻ mắc bệnh nhược thị bẩm sinh và thường mắc phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Đây cũng là khó khăn cho các bậc phụ huynh nếu muốn phát hiện bệnh từ sớm.

1. Nhược thị bẩm sinh là gì?

Nhược thị bẩm sinh là một bệnh lý suy giảm thị lực ở mắt, có thể là một bên hoặc cả hai bên mắt. Sự suy giảm này xuất hiện do sự tác động của một vài tác nhân trong quá trình hệ thống thị lực hoàn thiện trong 8 năm đầu đời. 

Tại sao lại là 8 năm đầu đời? Bởi lẽ, giữa hệ thống não bộ và mắt có sự gắn kết với nhau bằng hệ thống dẫn truyền thần kinh thị giác. Hệ thống này được phát triển từ khi chào đời đến năm 8 tuổi sẽ được thiết lập cố định. 

Trong quá trình này có thể có những tác động lên hệ thống dẫn truyền thần kinh khiến cho ít hoặc gần như không có hình ảnh được tiếp nhận từ mắt lên đến não bộ. Đây chính là biểu hiện của nhược thị. 



Nhược thị bẩm sinh có thể suy giảm thị lực của một hoặc cả hai mắt 

2. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị bẩm sinh là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhược thị bẩm sinh:

  • Nhược thị bẩm sinh ở trẻ có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình của bạn có ông bà, cha mẹ, anh chị em đã mắc có bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lác mắt,... thì trẻ sẽ có nguy cơ cao di truyền từ các thế hệ trước.

  • Trong quá trình mang thai, người mẹ có sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ hay có những chấn thương, nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Một số thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh nhưng gây tác dụng không đáng có ở phụ nữ mang thai.

  • Cũng có thể do người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, trẻ sinh ra bị thiếu hụt các khoáng chất cần thiết cho thị lực ví dụ như: vitamin A, E, Omega - 3,...



Trẻ sử dụng nhiều và bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử


  • Do rối loạn hệ thần kinh trung ương gây suy giảm thị lực rõ rệt.

  • Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác như: lác mắt, sụp mí mắt, sẹo giác mạc,...

3. Hậu quả của bệnh nhược thị bẩm sinh

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của trẻ, thế nhưng nhiều trẻ nhỏ hiện nay đã gặp phải vấn đề về mắt từ rất sớm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh nhược thị bẩm sinh:

  • Gây khó khăn trong quá trình học tập, giao tiếp của trẻ, câu chữ bị mờ, nhoè.

  • Dễ bị mỏi mắt, đau, nhức mắt.



Trẻ bị đau mỏi, nhức mắt 


  • Hạn chế vui chơi, tham gia một số vận động mạnh hay các hoạt động thể lực.

  • Trẻ khó tập trung học tập do không nhìn rõ chữ trên bảng.

  • Ở mức độ nặng, trẻ có thể mất thị lực, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc nhược thị bẩm sinh 

Phát hiện và điều trị nhược thị bẩm sinh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Theo một số nghiên cứu cho rằng, ở trẻ em trước 4 tuổi chỉ điều trị trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng. Nhưng khi đã ở độ tuổi từ 8 tuổi trở lên mới phát hiện và điều trị, cơ hội chữa trị trở lên rất khó khăn, có khi là không thể. Do đó việc phát hiện bệnh từ sớm là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, nhược thị ở trẻ thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, điều này làm cho việc phát hiện ra bệnh khá khó khăn. Trẻ hiếm khi phàn nàn về việc mất thị lực một bên mặc dù chúng có thể cảm thấy mắt mờ, nhức mắt, che một bên mắt. Hoặc trẻ nhỏ không nhận thấy hoặc không diễn đạt được nhận thức rằng thị lực của trẻ khác biệt ở một bên mắt. Vậy nên cách tốt nhất để phát hiện nhược thị bẩm sinh sớm, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám mắt ở các thời điểm quan trọng như: trước tuổi mầm non, trước khi vào mẫu giáo và trước khi vào lớp một và rất cần tái khám hàng năm. Từ đó được các chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cha mẹ có thể kiểm tra mắt của trẻ mầm non trở lên bằng cách che từng bên mắt của trẻ xem mắt nào bị mờ hơn so với mắt bên kia không. Mắt mờ hơn chính là mắt có nguy cơ bị nhược thị. 



Kiểm tra nhược thị bằng cách che từng bên mắt 

5. Các biện pháp điều trị nhược thị bẩm sinh

Nhược thị bẩm sinh không thể tự khỏi theo thời gian, căn bệnh này nếu không được phát hiện cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa lớn đến thị lực của trẻ. Tuy nhiên, nhược thị bẩm sinh có chữa được hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và phương pháp điều trị bệnh. Sau đây là một số biện pháp để phụ huynh tham khảo:

  • Đeo kính

  • Miếng dán mắt

  • Phẫu thuật

  • Áp dụng một số bài tập dành cho mắt nhược thị: bài tập che mắt, bài tập với chuỗi Brock, nhặt thóc,...

    • Bài tập che mắt: Phụ huynh cho trẻ che một bên mắt nhìn rõ hơn, sử dụng ngón tay trỏ đưa ra trước mắt rồi từ từ di chuyển ngón tay ra xa. Để trẻ tập trung vào sự di chuyển từ gần đến xa của ngón tay trong một thời gian. Sau đó, nghỉ ngơi 5 phút và cho trẻ lặp đi lặp lại bài tập 3 lần/ ngày để cải thiện tình trạng mắt nhược thị.

    • Bài tập chuỗi Brock: Đầu tiên cha mẹ cố định một đầu dây chuỗi hạt, đầu còn lại giữ dây nằm giữ mũi, nâng cao hơn đầu đã cố định và dây phải kéo cặng. Sau đó, cho trẻ nhìn vào hạt gần mũi nhất và đảm bảo rằng chỉ nhìn thấy một hạt. Hãy cho trẻ lặp lại bằng cách chuyển trọng tâm đến hạt cố định ở vị trí xa hơn.


Bài tập chuỗi Brock giúp trẻ cải thiện nhược thị bẩm sinh 


  • Bài tập nhặt thóc: Cha mẹ trộn lẫn thóc và gạo rồi khuyến khích trẻ nhặt từng loại ra. Điều này vừa cho trẻ chơi và vừa giúp trẻ chữa nhược thị một cách hiệu quả.

Ngoài những biện pháp trên, phụ huynh cần thay đổi thói quen sống để có thể cải thiện tình trạng mắt tốt nhất.

  • Cho trẻ đi khám chuyên khoa mắt định kỳ 3-6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng mắt của trẻ.

  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, thay vào đó cho trẻ chơi đồ chơi, trò chuyện với trẻ,...

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều khoáng chất tốt cho mắt như rau củ, hoa quả có màu đỏ, cam… cá, tôm, trứng, sữa,...