Mục lục
1.Hiện tượng lẹo mắt ở trẻ là gì?
Lẹo mắt là tình trạng viêm mắt cấp tính gây sưng và phù quanh bờ mi mắt, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt. Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ là do nhiễm tụ cầu khuẩn ở vùng tuyến chân lông mi khiến cho mắt bị sưng đỏ, đau nhức,...
Lẹo mắt trông giống như mụn mủ hoặc cục u ở rìa mí mắt. Lẹo mắt dễ bị nhầm với chắp mắt nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Lẹo mắt ít ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Có 3 loại lẹo mắt, đó là:
Lẹo ngoài mí mắt: lẹo mọc ở bờ bên ngoài của lông mi do tuyến Zeiss (tuyến bã quanh chân lông mi) bị nhiễm trùng.
Lẹo trong mí mắt: mọc lẹo ở trong mi mắt do nhiễm trùng tuyến Meibomius (tuyến bã trong sụn mi).
Đa lẹo: xuất hiện nhiều lẹo mắt trên một mi, hai mi hoặc cả hai mắt.
Lẹo mắt mọc ở bờ mi mắt
2.Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ em
Mi mắt chứa rất nhiều tuyến bã nhờn, tập trung quanh lông mi giúp làm ẩm và làm trơn cho mắt. Khi mắt trẻ không được vệ sinh khiến cho các bụi bẩn, bã nhờn và các tế bào chết tập trung, tích tụ và gây tắc nghẽn các tuyến này, là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn phát triển, gây viêm và sưng tấy mí mắt.
Các vi khuẩn này, điển hình là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, là nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ. Bình thường chúng tập trung nhiều trên da, chất nhầy từ mũi, lông mi, mí mắt và hoàn toàn vô hại. Nhưng khi có điều kiện thích hợp như vùng da bị tổn thương, chúng sẽ phát triển và gây nên tình trạng viêm. Lẹo mắt ở trẻ có thể tự khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần nhưng cũng rất dễ tái phát và lây lan sang mắt còn lại.
Nếu trẻ dùng tay chạm vào chất nhầy tiết ra từ mũi rồi dụi mắt, các vi khuẩn sẽ lây lan và xâm nhập vào bờ mi mắt. Hậu quả là mắt bị sưng tấy, viêm và xuất hiện lẹo mắt.
Trẻ có thể có nguy cơ cao bị lẹo mắt nếu có các yếu tố sau đây:
2.1. Vệ sinh mắt kém
Đây là nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ phổ biến nhất. Nếu bé thường xuyên dùng tay không sạch để dụi mắt thì bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp xúc với mắt. Ngoài ra còn có thể khiến mắt bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây lẹo mắt.
Dùng tay không sạch dụi mắt là nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ
2.2. Vệ sinh kính áp tròng không sạch
Nếu bé thường xuyên phải sử dụng kính áp tròng thì nên vệ sinh nó sạch sẽ hàng ngày để tránh nguy cơ gây lẹo mắt. Khi đeo hoặc tháo kính, mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay thật kỹ để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn ở vùng mi mắt.
Đeo kính áp tròng khi đi ngủ cũng là một nguyên nhân bị lẹo mắt vì vi khuẩn thích phát triển trong môi trường có đủ độ ẩm. Vậy nên mẹ hãy đảm bảo là bé nhà mình đã tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ nhé.
2.3. Chất clo và mồ hôi
Các vi khuẩn kháng clo có trong bể bơi có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng và lẹo mắt. Mẹ nên rửa mí mắt cho bé sau khi bé ra khỏi bể bơi bằng nước muối sinh lý để tránh bị nhiễm khuẩn.
Mồ hôi cũng là một trong các nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ do chúng có thể làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn ở mí mắt và gây nhiễm trùng. Vậy nên sau khi tham gia các hoạt động thể chất làm đổ mồ hôi nhiều như tập thể dục hay các hoạt động ngoài trời, mẹ hãy nhớ rửa mí mắt cho trẻ nhé.
2.4. Các nguyên nhân khác
Các bệnh về da hay bệnh về mắt như viêm da tiết bã nhờn, viêm mí mắt,... cũng là nguyên nhân bị lẹo mắt phổ biến. Viêm da tiết bã nhờn làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn lẹo. Viêm mí mắt cũng khiến mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt và gây lẹo mắt.
3. Biểu hiện của trẻ khi mọc lẹo mắt
Dù nguyên nhân bị lẹo mắt có là gì thì khi mọc lẹo, trẻ sẽ có một số triệu chứng sau đây:
Vết lồi trên mí mắt
Sưng mí mắt
Đau mắt
Đỏ tấy vùng da bị lẹo
Sụp mí mắt
Tăng tiết dịch mắt, chảy nước mắt
Cảm giác nóng rát tại vết lẹo
Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng
Sau khi các triệu chứng trên xuất hiện, mẹ sẽ thấy hình thành một mụn nhỏ tại vùng mí mắt của trẻ và kèm với sưng mắt. Có thể sưng tại vị trí bị lẹo hoặc sưng toàn bộ mắt.
Mắt bị sưng khi mọc lẹo
4. Bé mọc lẹo mắt mẹ phải làm sao?
Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để trị lẹo mắt tại nhà cho trẻ nhé:
Chườm ấm: sử dụng vải sạch được nhúng trong nước ấm hoặc nước muối ấm, đắp lên mắt trẻ trong khoảng 5 - 10 phút, mỗi ngày đắp 3 - 5 lần. Chườm ấm có tác dụng làm mềm niêm mạc và thông thoáng các tuyến bã nhờn, từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm ở mí mắt. Có thể chườm ấm và kết hợp massage nhẹ nhàng quanh mí mắt.
Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ hàng ngày, sau khi chạm vào nhiều đồ vật và sau khi đi vệ sinh.
Mẹ nên rửa mặt cho trẻ hàng ngày, nhất là vùng da quanh mắt và mí mắt.
Khuyến cáo trẻ không được dùng tay bẩn chạm vào vùng nổi lẹo mắt.
Mẹ không tự ý nặn mụn lẹo cho trẻ.
Sử dụng thuốc: dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh chuyên trị lẹo mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho mẹ thắc mắc về nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ, triệu chứng của lẹo mắt cũng như cách điều trị lẹo mắt cho trẻ tại nhà. Mẹ nếu có thắc mắc gì thêm hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia của NeoKids giải đáp một cách nhanh nhất nhé.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.