Hiện tượng mắt bị dị ứng ánh sáng ở trẻ: Nguyên nhân, cách khắc phục

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Mắt dị ứng với ánh sáng không phải là chứng bệnh phổ biến nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống thường ngày của trẻ. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Ba mẹ có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết hôm nay.

1. Thế nào là tình trạng mắt dị ứng ánh sáng?

Mắt dị ứng với ánh sáng (hay kích ứng, nhạy cảm ánh sáng) xảy ra khi mắt không thể hoạt động bình thường khi tiếp xúc với ánh sáng từ các nguồn khác nhau như: ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn, ánh sáng từ thiết bị điện tử,... Tùy từng trường hợp mà trẻ có thể bị dị ứng với một hoặc đồng thời nhiều nguồn sáng khác nhau.


Trẻ bị dị ứng nhẹ nheo mắt khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng

Tùy vào mức độ dị ứng mà trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp dị ứng nhẹ, trẻ xuất hiện phản xạ nheo mắt, mắt bị ngứa nhẹ hoặc ửng đỏ khi tiếp xúc với nguồn sáng bị dị ứng.

  • Nếu bị dị ứng nặng, trẻ có thể bị đau nhức mắt, cứng cổ, tê cứng cục bộ, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,... khi tiếp xúc với nguồn sáng dị ứng.

Theo các chuyên gia, người có màu mắt sáng có nguy cơ cao bị dị ứng ánh sáng hơn so với người sở hữu màu mắt tối. Điều này là do những đôi mắt sáng màu có ít sắc tố bảo vệ mắt trước sự tác động của ánh sáng chói, khiến mắt trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng. 

2. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị dị ứng ánh sáng

Ở trẻ nhỏ, tình trạng mắt dị ứng với ánh sáng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắt bị dị ứng ánh sáng ở trẻ gồm:

2.1 Bệnh lý ở mắt

Hầu hết các trường hợp mắt dị ứng ánh sáng ở trẻ đều xuất phát từ các chấn thương hay bệnh lý ở mắt, phải kể đến như:

Trầy xước giác mạc

Trẻ nhỏ thường có tính tò mò, hiếu động và chưa tự kiểm soát được mức độ nguy hiểm khi đùa nghịch. Điều này khiến trẻ dễ bị ngã, va đập hoặc gặp phải các tổn thương gây trầy xước giác mạc.


Tổn thương giác mạc khiến mắt dị ứng với ánh sáng

Giác mạc tổn thương làm tăng nguy cơ viêm loét, thậm chí là nhiễm trùng. Trong khi đó, đây bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc với ánh sáng nên dễ gây ra hiện tượng kích ứng, mẫn cảm và sợ ánh sáng.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc xảy ra khi lớp mô trong suốt bao phủ phần lòng trắng mắt bị viêm hay nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến là do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây dị ứng. Viêm kết mạc khiến trẻ bị đau nhức mắt, mắt ngứa, khó chịu và tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm củng mạc

Củng mạc là phần lòng trắng của mắt, chiếm ⅘ diện tích của mắt và đóng vai trò như một lớp ngoài bảo vệ mắt. Củng mạc bị viêm gây hiện tượng phù, đau nhức và tình trạng căng cứng, tụ đỏ dưới kết mạc. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như lupus (Bệnh lý tự miễn đặc trưng với vết ban đỏ hình cánh bướm xuất hiện ở vùng má, mũi và tình trạng sưng đau khớp).


Viêm củng mạc không chỉ khiến trẻ sợ ánh sáng mà có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Viêm củng mạc có thể tiến triển thành nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa. Trong quá trình bệnh tiến triển, trẻ có thể gặp phải tình trạng mắt dị ứng ánh sáng, sợ tiếp xúc với ánh sáng.

Khô mắt

Khô mắt ở trẻ nhỏ xảy ra do sự suy giảm hoạt động của tuyến tiết nước mắt làm sụt giảm chất lượng và số lượng nước mắt được tiết ra. Tình trạng này có thể do trẻ bị thiếu vitamin A, tiếp xúc quá mức với các thiết bị điện tử, hoạt động trong môi trường quá khô, có tổn thương tuyến nước mắt hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.

Khi bị khô mắt, trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mắt kèm theo đó là hiện tượng chảy nước mắt, và nhạy cảm với ánh sáng.

2.2 Bệnh liên quan đến não

Não bộ đóng vai trò như “bộ chỉ huy” trung tâm của cơ thể, trực tiếp chi phối hoạt động của các cơ quan, bộ phận, trong đó có mắt. Vì lý do này, một số bệnh lý liên quan đến não có thể gây ra chứng dị ứng ánh sáng ở mắt của trẻ, cụ thể như:

  • Xuất huyết dưới màng nhện: Là tình trạng chảy máu giữa não và mô xung quanh gây ra hàng loạt triệu chứng như: đau cổ, tê liệt cơ thể, suy giảm thị lực và mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng.

  • Viêm màng não: Xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào màng não khiến trẻ bị sợ ánh sáng, tổn thương não, giảm thính lực, co giật và nguy hiểm hơn là tử vong.

  • Viêm não: Chủ yếu là do virus tấn công vào não bộ. Bệnh không chỉ khiến trẻ thấy sợ ánh sáng mà còn có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.


Các bệnh liên quan đến não có thể tạo ra tác động trực tiếp đến mắt trẻ

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp trên, tình trạng mắt dị ứng ánh sáng còn xảy ra phổ biến ở những trẻ bị bạch tạng, ngộ độc thủy ngân, bị bệnh dại hay gặp phải tác dụng phụ của thuốc (thuốc chống dị ứng, thuốc trị mụn,...).

3. Cách khắc phục chứng mắt dị ứng ánh sáng ở trẻ nhỏ

Khắc phục tình trạng mắt dị ứng ánh sáng ở trẻ phải bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân, qua đó lựa chọn phương pháp phù hợp để kiểm soát bệnh. Để làm được điều này, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.


Ba mẹ cần áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt cho trẻ mỗi khi ra ngoài

Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để rút ngắn và tăng cường thời gian điều trị:

  • Thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bé đang sử dụng nhằm phát hiện các thuốc gây dị ứng, từ đó loại bỏ và có lựa chọn thay thế phù hợp.

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với ánh sáng chói từ mặt trời hoặc thiết bị đèn, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.

  • Khi đưa trẻ ra ngoài trời, ba mẹ cần cho con đội mũ rộng vành, đeo kính bảo vệ mắt chuyên dụng (chống tia UV, thấu kính quang sắc, kính phân cực) để bảo vệ mắt trẻ tốt nhất.

  • Trang bị nguồn sáng phù hợp trong không gian sinh hoạt và vui chơi của trẻ.

  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt của trẻ qua thực phẩm hoặc các sản phẩm giúp tăng cường thị lực và bảo vệ mắt như Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux.

Trẻ bị mắt dị ứng ánh sáng gặp phải rất nhiều cản trở và khó khăn trong quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể tạo ra những áp lực về tâm lý, khiến trẻ tự ti và thu mình lại. Bởi vậy, hơn bất cứ điều gì, ba mẹ cần là người đồng hành, động viên và bảo vệ để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Mọi thắc mắc về vấn đề này, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp hotline: 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.