Mục lục
1. Biểu hiện đau mắt ở trẻ em
Đau mắt là hiện tượng nhức mỏi, khó chịu, đau nhói vùng mắt có thể gặp ở một bên hoặc cả 2 bên. Đau mắt ở trẻ có thể xuất hiện tại các vị trí gần mắt, bên trong mắt hoặc sau mắt. Trẻ thường bị đau ở các vị trí sau:
Mí mắt: Phần mí mắt sẽ bao gồm vùng da, mô dưới da, sụn mi hay cơ vòng mi,...có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các tác động từ bên ngoài. Đồng thời các tuyến tiết chất nhầy tại mí mắt giúp bôi trơn và làm ẩm.
Kết mạc mắt: Là màng nhầy bao phủ từ rìa giác mạc đến mặt sau mi mắt, hỗ trợ vận động của nhãn cầu, giúp mí mắt dễ dàng cử động mà không gây chà xát và bảo vệ mắt trước các tác động từ bên ngoài.
Củng mạc: Đây là phần màng dày và cứng bao quanh nhãn cầu
Giác mạc: Nằm trước vỏ nhãn cầu có hình chỏm cầu, trong suốt. Giác mạc đóng vai trò bảo vệ phần nhãn cầu và kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt.
Hốc mắt: Được cấu tạo từ xương mặt và xương sọ, có hình tháp, thường bị đau do chấn thương.
Đây có thể là dấu hiệu bình thường hoặc cũng có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý bất thường tại mắt. Chính vì thế, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Đau mắt là biểu hiện đau nhức, khó chịu có thể gặp ở một hoặc cả 2 bên
2. Đau mắt ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Biểu hiện đau mắt ở trẻ em luôn khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ có mắc phải bệnh lý nguy hiểm nào không. Dưới đây là 4 bệnh lý thường gặp:
2.1. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc mắt (hay đau mắt đỏ) chủ yếu là do các loại vi khuẩn hay virus (80% là do adenovirus) hoặc tác nhân dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,...gây ra. Viêm kết mạc mắt dễ dàng lây lan thông qua dịch tiết nước mắt.
Khi bị viêm kết mạc, trẻ sẽ có cảm giác đau kèm theo ngứa mắt, kết mạc đỏ và chảy nước mắt. Một số trường hợp bị phù mi mắt. Ghèn đóng đặc quanh mắt tạo thành lớp vỏ cứng tại mí mắt khi trẻ ngủ dậy. Trẻ cảm thấy ngứa và dụi mắt liên tục. Lúc này mắt trẻ cũng rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nguyên nhân do virus gây ra, có thể có thêm triệu chứng sưng hạch bạch huyết và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các triệu chứng viêm kết mạc mắt thường xuất hiện khoảng 24 - 72 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và có thể kéo dài thêm vài ba tuần tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc.
2.2. Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ (hay tắc ống dẫn nước mắt) là sự tắc nghẽn nước mắt trong hệ thống ống dẫn thông từ mắt xuống mũi. Thông thường, nước mắt từ tuyến lệ được tiết ra khi chớp mắt sẽ chảy vào khóe mắt bên trong.
Tuy nhiên, khi có bất cứ nguyên nhân nào gây cản trở quá trình lưu thông dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt không kiểm soát. Nước mắt sẽ chảy nhiều hơn khi có gió, nắng hoặc thời tiết lạnh. Đặc biệt, mắt trẻ sẽ xuất hiện nhiều ghèn màu vàng quanh mí mắt sau khi ngủ dậy buổi sáng.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành cấp tính gây đau nhức nhiều, sưng phù tấy đỏ trong góc mắt.
Tắc tuyến lệ gây hiện tượng chảy nước mắt không kiểm soát
2.3. Tổn thương giác mạc
Giác mạc rất mỏng và nằm ngay lớp ngoài cùng nên dễ bị tổn thương. Hành động dụi mắt thường xuyên ở trẻ có thể vô tình làm trầy xước vùng biểu mô giác mạc gây đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, trẻ còn có cảm giác cộm trong mắt, sung huyết khiến mắt trở nên đỏ hơn. Tình trạng nặng hơn là rách giác mạc, trẻ phải đối mặt với cảm giác đau rát và chảy nước mắt nhiều hơn.
Các dị vật trong mắt như mạt bụi, cát hay các loại côn trùng cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương giác mạc.
2.4. Khô mắt
Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lý khô mắt trên thế giới là 6,6% trong đó Việt Nam chiếm phần đa. Đây là hiện tượng mất cân bằng yếu tố nội môi do nước mắt tiết ra ít hoặc lượng dầu trong nước mắt không đủ để làm ẩm, nuôi dưỡng mắt. Điều này gây ảnh hưởng đến thị lực cũng như tăng nguy cơ gây tổn thương, viêm nhiễm tại mắt.
Đau mắt, mỏi mắt là hai triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh lý khô mắt ở trẻ bố mẹ cần lưu ý. Bên cạnh đó, một số triệu chứng thường gặp khác có thể kể đến như: chớp mắt, dụi mắt thường xuyên, chảy nước mắt,...
Hiện tượng khô mắt ở trẻ thường do việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều hoặc tư thế học bài, đọc sách chưa phù hợp. Đặc biệt, bố mẹ không tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của mắt như: vitamin A, DHA/EPA,...
Trẻ tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại sẽ có nguy cơ khô mắt cao
3. Biện pháp làm giảm biểu hiện đau mắt ở trẻ em
Xác định chính xác nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ là điều kiện cần thiết để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, phương pháp điều trị và cách chăm sóc cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
3.1. Trường hợp trẻ bị viêm kết mạc
Bố mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa natri clorid 0,9% để làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus).
Đồng thời, để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần kháng sinh cho con. Sử dụng tối đa trong 7 ngày và mỗi ngày nhỏ 4 - 6 lần.
Ngoài ra, việc tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất luôn được khuyến cáo để tăng cường sức đề kháng cho con.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, phụ huynh cần tuân thủ theo hướng dẫn và báo với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào.
3.2. Trường hợp tắc tuyến lệ
Hiện tượng tắc tuyến lệ thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh. Tương ứng với từng giai đoạn sẽ có các phương pháp xử lý khác nhau.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Bố mẹ chỉ cần day vùng túi lệ kết hợp vệ sinh bằng nước muối sinh lý nhỏ tại chỗ hàng ngày.
Trẻ 3 - 8 tháng tuổi: Có thể cải thiện bằng việc bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ sau 8 tháng tuổi: Thường sẽ được bác sĩ chỉ định đặt ống thông lệ.
Thông thường các trường hợp tắc tuyến lệ bẩm sinh sẽ tự cải thiện dần khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của trẻ hoàn thiện.
Vệ sinh ghèn mắt cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý
3.3. Trường hợp chấn thương vùng giác mạc
Các tổn thương tại giác mạc cần phải được kiểm tra, theo dõi kỹ càng và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Tuyệt đối không để trẻ dụi mắt hoặc gây áp lực lên mắt. Nếu có hóa chất như xà phòng, sữa tắm dầu gội văng vào mắt thì hãy rửa sạch bằng nước. Tốt nhất các sản phẩm sử dụng cho trẻ nên lựa chọn loại có nguồn gốc từ thiên nhiên.
3.4. Trẻ bị khô mắt
Biểu hiện đau mắt ở trẻ em do bị khô hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị triệt để. Sử dụng nước mắt nhân tạo kết hợp vệ sinh bằng nước muối hàng ngày để cấp ẩm cho mắt.
Hướng dẫn trẻ ngồi học, đọc sách đúng tư thế và giảm thiểu tối đa thời gian sử dụng máy tính, tivi, điện thoại cho con.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, D, E, DHA/EPA bảo vệ mắt con luôn khỏe.
Hiện nay, bộ đôi sáng mắt Neo Kids đang được nhiều bậc phụ huynh “truyền tai” nhau vì độ an toàn và hiệu quả tốt. Với thành phần chính là DHA/EPA có tác dụng nuôi dưỡng hỗ trợ cải thiện khô mắt. Cùng với đó, các loại vitamin A, E là các chất chống oxy hóa tốt giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương tại mắt của trẻ. Ngoài ra còn có thêm Lutein và Zeaxanthin sẽ giúp hỗ trợ ngăn chặn ánh sáng xanh đến 90% để bảo vệ mắt bé toàn diện. Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY!
Hy vọng qua những biểu hiện đau mắt ở trẻ em mà Neo Kids đã chia sẻ ở trên có thể giúp ba mẹ sớm phát hiện được các vấn đề về mắt của trẻ. Từ đó chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi còn nhẹ để giữ cho đôi mắt trẻ luôn khỏe mạnh. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ tới hotline: 1900 636985 để được chuyên gia Neo Kids tư vấn bố mẹ nhé!
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.